Nguyên nhân nào khiến bạn thở bằng miệng khi ngủ?

Thói quen thở bằng miệng khi ngủ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Đồ ăn vặt có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng giấc ngủ của bạn

Làm thế nào để "ngủ ngon" ở mọi giai đoạn giấc ngủ?

Tập luyện cường độ cao trước khi ngủ 3 giờ gây gián đoạn giấc ngủ

Giấc ngủ ngắn có thể giúp duy trì sức khỏe não bộ

Vì sao nhiều người thở bằng miệng khi ngủ?

Trong đời, chắc hẳn bạn đã từng thức giấc với cảm giác miệng khô, đau họng, khàn tiếng, chảy dãi, thậm chí là hôi miệng, đau đầu và mệt mỏi. Chia sẻ với HuffPost, TS Charles Ebert – Trường Y, Đại học North Carolina cho hay, sự kết hợp của các triệu chứng trên cho thấy, khả năng cao là lâu nay, bạn có thói quen há miệng và thở bằng miệng khi ngủ.

Khi bạn chìm vào giấc ngủ, các cơ trên gương mặt dần thả lỏng, khiến miệng tự nhiên mở ra. Hiện tượng há miệng khi ngủ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường gặp nhất ở những giai đoạn ngủ sâu – khi bạn không thể kiểm soát các cơ bắp quản lý đường thở trên.

Tuy nhiên, không phải lúc nào hiện tượng há miệng cũng đi kèm với tình trạng thở bằng miệng. Thực chất, trọng lực sẽ làm tăng sức cản tại mũi, khiến việc hít thở bằng mũi bị tắc nghẽn và khó khăn. Cơ thể sẽ chuyển sang cơ chế thở bằng miệng để cải thiện lưu thông không khí.

Viêm mũi, cảm lạnh khiến đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến thở bằng miệng khi ngủ

Viêm mũi, cảm lạnh khiến đường thở bị tắc nghẽn, dẫn đến thở bằng miệng khi ngủ

Nguyên nhân dẫn tới sự tắc nghẽn nói trên có thể do các nguyên nhân cấp tính như nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, cảm lạnh. Theo TS Ebert, một số nhóm thuốc như thuốc giảm huyết áp, chống trầm cảm, chống viêm NSAID cũng có thể gây ra hiện tượng này. Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ cấu trúc mũi bất thường và khó xử lý hơn như: Polyp mũi, phì đại amidan, lệch vách ngăn mũi.

Một "thủ phạm" gây ngủ há miệng thường gặp là do rối loạn giấc ngủ do tắc nghẽn đường thở như chứng ngưng thở, ngủ ngáy.

Tư thế nằm ngửa khi ngủ khiến bạn dễ ngủ há miệng và thở bằng miệng về đêm. Uống rượu, hút thuốc đều là những thói quen ảnh hưởng tới đường thở, dễ dẫn tới hiện tượng thở bằng miệng "mạn tính".

Cách khắc phục thói quen thở bằng miệng khi ngủ

Làm thông mũi

Để tránh tình trạng nghẹt mũi dẫn đến thói quen thở bằng miệng, bạn có thể dùng nước muối sinh lý, bình neti để vệ sinh mũi đều đặn. Một số loại thuốc trị dị ứng có thể được bác sĩ chỉ định để giảm áp lực lên khoang mũi, giúp đường thở thông thoáng, giúp bạn hít thở dễ dàng về đêm.

Đổi tư thế ngủ

Ngủ nằm nghiêng đủ giúp giải quyết vấn đề há miệng, thở bằng miệng

Ngủ nằm nghiêng đủ giúp giải quyết vấn đề há miệng, thở bằng miệng

Nằm nghiêng và kê cao gối khi ngủ có thể giúp làm thông thoáng đường thở, hạ chế nguy cơ há miệng và thở bằng miệng. Lưu ý không gối quá cao dễ gây đau cổ gáy.

Liệu pháp ngôn ngữ

Nếu việc thở bằng miệng trở thành thói quen, bạn đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe như khô miệng, hôi miệng, giảm chất lượng giấc ngủ. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ, chuyên gia trị liệu có thể đưa ra liệu pháp ngôn ngữ giúp cải thiện, rèn luyện cơ mặt, miệng và lưỡi. Các kỹ thuật này có thể giúp bạn thở bình thường.

Đeo dụng cụ chống ngưng thở khi ngủ

Nhiều người bị ngưng thở khi ngủ do mô mềm ở vòm miệng đè vào đường thở khi nằm, gây tắc nghẽn. Khi đó, bác sĩ kết hợp nha sĩ giúp tạo ra dụng cụ vừa với khoang miệng của bạn, giúp đường thở thông thoáng.

Trường hợp mắc chứng ngưng thở nghiêm trọng có thể cần dùng tới máy áp lực dương liên tục (CPAP) theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật

Lựa chọn này được cân nhắc trong trường hợp các vấn đề về giải phẫu gây tắc nghẽn đường thở: Phì đại amidan, polyp mũi. Tình trạng ngủ há miệng, thở bằng miệng kéo dài có thể là báo hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe sâu xa hơn, cần được thăm khám.

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp