Khi cơ thể thiếu kali có thế dẫn đến hàng loạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe
Kali có lợi cho sức khỏe tim mạch của phụ nữ
Bổ sung kali vào chế độ ăn hàng ngày như thế nào?
5 loại thực phẩm giàu kali giúp đẩy nhanh quá trình giảm cân
Tăng kali máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, kali có liên quan đến sự phát triển của cơ xương, cân bằng acid-bazơ, chuyển hóa carbohydrate và các chức năng quan trọng khác. Thậm chí kali còn giúp ngăn ngừa tái phát sỏi thận.
Một bài báo đánh giá năm 2020 trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy, kali có thể là một khoáng chất quan trọng đối với huyết áp và sức khỏe của tim. Trong khi natri có liên quan đến nguy cơ tăng huyết áp cao hơn, thì kali được hoạt động như một chất làm giãn mạch, làm giảm căng trong thành mạch máu của bạn.
Dưới đây là các triệu chứng cảnh báo cơ thể đang thiếu kali bạn không nên bỏ qua:
- Chuột rút cơ bắp: Kali rất quan trọng đối với sự co cơ và tăng trưởng cơ trơn. Khi mức độ kali quá thấp, cơ thể có thể bị chuột rút, co thắt và đau nhức. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường gặp nhiều hơn khi tập thể dục. Đối với phụ nữ lớn tuổi, các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung các thực phẩm giàu kali giúp ngăn ngừa loãng xương,
- Đau dạ dày: Nồng độ kali thấp có thể làm chậm chức năng ruột. Điều này dẫn đến táo bón, đầy hơi, đau dạ dày.
- Sức khỏe miễn dịch yếu, xuất hiện tình trạng choáng váng: Lượng kali thấp có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu hoặc choáng váng, có khả năng làm chậm nhịp tim, dẫn đến ngất xỉu.
- Mệt mỏi: Thông thường, cơ thể mệt mỏi khi kiệt sức vì làm quá nhiều việc. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện cơ thể cần nhiều kali hơn. Nồng độ kali thấp khiến bạn thiếu năng lượng, kiệt sức và buồn ngủ kinh niên.
- Nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực: Với mức kali thấp, các mạch máu trong cơ thể có thể bị thu hẹp, dẫn đến tăng huyết áp. Khi mất cân bằng kali - natri, cơ tim có thể khó bơm máu hơn, khiến nhịp tim không đều hoặc đánh trống ngực.
Tuy nhiên, các triệu chứng trên có thể là kết quả của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Vì vậy, mỗi người nên đi khám bác sỹ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống, tập luyện cân bằng.
Theo khuyến nghị, nhu cầu kali cần thiết mỗi ngày ở người bình thường là 4.700mg. Vì vậy, để cơ thể hấp thu đủ kali cần thiết bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học. Hầu hết trái cây và rau có sẵn kali và hàm lượng natri thấp tự nhiên. Trái cây và rau quả cũng chứa ít calo và nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe.
Chuối nổi tiếng về hàm lượng kali, bên cạnh đó khoai tây, rau bina, cà rốt cũng giàu khoáng chất này. Kali cũng có trong hầu hết các nhóm thực phẩm khác như sữa (khoảng 391mg mỗi cốc sữa ít béo ), các loại hạt, đậu, thịt, gia cầm và cá.
Bình luận của bạn