Bổ sung hạt chia vào chế độ ăn cần lưu ý điều gì?

Hạt chia tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn đúng cách

Trổ tài làm rau củ chiên giòn kiểu Nhật chiêu đãi gia đình

Bí quyết trường thọ trong thực đơn hàng ngày của người Nhật

Hạt chia và tiềm năng của “siêu thực phẩm”

Chào ngày mới tràn đầy năng lượng với pudding hạt chia

Hạt chia có kích thước nhỏ hơn hạt vừng (mè), nhưng chứa hàm lượng protein và chất xơ dồi dào. Khi ngâm vào nước, hạt chia tạo ra kết cấu gel có thể kết hợp với nhiều món đồ uống, tráng miệng. Đây là thực phẩm được ưa chuộng trong các chế độ ăn kiêng hỗ trợ giảm cân nhờ công dụng tạo cảm giác no lâu.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số tác dụng phụ sau khi bổ sung hạt chia vào thực đơn hàng ngày:

Nguy cơ dị ứng hạt chia

Dù hiếm gặp, tình trạng dị ứng hạt chia vẫn có thể xảy ra với dấu hiệu: Chóng mặt, nổi mề đay và chàm da trên tay, sưng mặt. Người bị dị ứng hạt vừng cũng có thể dị ứng hạt chia. Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung hạt chia vào chế độ ăn hàng ngày.

Bổ sung quá nhiều hạt chia

Bổ sung hạt chia ở khẩu phần vừa phải, khoảng 2,5 thìa canh hạt chia

Bổ sung hạt chia ở khẩu phần vừa phải, khoảng 2,5 thìa canh hạt chia

Hạt chia có kích thước nhỏ, nhưng không có nghĩa là bạn nên ăn càng nhiều càng tốt. Khẩu phần hạt chia là xấp xỉ 30gr, tương đương 2,5 thìa canh. Ăn quá nhiều hạt chia một lúc (từ 50gr trở lên) cung cấp lượng chất xơ tương đương 60-80% nhu cầu chất xơ hàng ngày của một người. Khi đó, bạn đối mặt với nguy cơ bụng dạ khó chịu, nhất là khi chưa quen ăn nhiều chất xơ.

Hạt chia có chứa acid phytic, nếu ăn quá nhiều có thể cản trở quá trình hấp thụ các dưỡng chất cần thiết khác trong thực phẩm.

Nguy cơ hóc nghẹn

Các khuyến cáo sử dụng hạt chia thường là ngâm vào nước, sữa vài giờ hoặc qua đêm, xay sinh tố hoặc làm bánh. Việc ăn hạt chia khô có thể gây hóc nghẹn, khó nuốt, thậm chí bít tắc thực quản.

Hạt chia có thể hấp thu lượng nước gấp 27 lần trọng lượng hạt khô. Do đó, nếu bạn ăn hạt chia khô và uống nước, chúng sẽ nở ra và mắc kẹt ở thực quản. Người có tiền sử tắc nghẽn thực quản nên tránh sử dụng hạt chia dạng khô.

Tương tác thuốc

Hạt chia chứa nhiều chất xơ hòa tan và omega-3, do đó có thể ảnh hưởng tới dược lực của một số thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống đông máu.

Bên cạnh đó, hạt chia làm chậm tốc độ hấp thu carbohydrate, từ đó ổn định đường huyết. Người đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường cần theo dõi đường huyết sát sao nếu bổ sung hạt chia vào chế độ ăn.

Acid phytic trong hạt chia có thể ức chế quá trình hấp thụ kẽm, calci, sắt. Bạn nên sử dụng hạt chia và thực phẩm chức năng cách xa nhau để tránh tương tác thuốc.

Những vấn đề về tiêu hóa

Hạt chia nhiều chất xơ, có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi khi mới bổ sung vào chế độ ăn

Hạt chia nhiều chất xơ, có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi khi mới bổ sung vào chế độ ăn

Khi bổ sung hạt chia giàu chất xơ vào chế độ ăn, bạn có thể đẩy lùi những vấn đề như táo bón. Tuy nhiên, tăng hàm lượng chất xơ quá mức có thể đi kèm tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng.

Bạn nên bổ sung chất xơ và hạt chia nói riêng ở khẩu phần nhỏ, tăng từ từ kết hợp uống nhiều nước để hạn chế các phản ứng không mong muốn.

Vấn đề với thận

Người mắc bệnh thận mạn tính nên thận trọng với loại hạt “nhỏ mà có võ” này. Mỗi khẩu phần hạt chia chứa tới 115mg kali và 244mg phospho. Đây là 2 dưỡng chất cần được kiểm soát sát sao trong chế độ ăn của người suy thận.

Người có tiền sử mắc sỏi thận calci oxalate cũng nên hạn chế ăn hạt chia do thực phẩm này chứa nhiều oxalate.  

 

Hạt chia không gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe phái nữ. Thực chất, đây là nguồn thực phẩm giàu omega-3 cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Đồng thời, trong hạt chia giàu calci, hỗ trợ bảo vệ xương khớp cho chị em tuổi mãn kinh.

 
Quỳnh Trang (Theo Verywell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp