- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Uống nước ngọt không đường, không calorie có thực sự lành mạnh?
Bạn nạp bao nhiêu đường vào cơ thể khi uống nước ngọt?
Video: Uống nước tăng lực hay nước ngọt có gas hại hơn?
Uống soda, nước ngọt gây ảnh hưởng thế nào đến não bộ?
Video: Uống nước ngọt thường xuyên có thể gây tử vong sớm
Nguy cơ bệnh tật cho những người “hảo ngọt”
Không có giá trị dinh dưỡng
Nước ngọt không đường, không calorie không cung cấp nguồn dinh dưỡng đáng kể. Một lon nước ngọt không đường, không calorie loại phổ thông trên thị trường (354 ml) cung cấp:
Lượng calorie: 0
Chất béo: 0gr
Chất đạm: 0gr
Đường: 0gr
Natri: 2% giá trị dinh dưỡng hàng ngày
Kali: 2% giá trị dinh dưỡng hàng ngày
Để tạo ngọt mà không cung cấp calorie, người ta sử dụng một số chất làm ngọt nhân tạo gồm aspartame và acesulfame kali (Ace-K). Các thành phần còn lại là nước có ga, màu caramel, phụ gia thực phẩm và hương liệu tự nhiên. Tuy nhiên, tác động đối với sức khỏe của chất tạo ngọt này vẫn còn đang gây tranh cãi và mối lo ngại về sự an toàn của chúng ngày càng tăng.
Một số nghiên cứu còn phát hiện ra rằng việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có thể góp phần phát triển bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Chất làm ngọt nhân tạo và vấn đề giảm cân
Một nghiên cứu quan sát kéo dài 8 năm cho thấy những người uống hơn 21 loại đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo mỗi tuần gần tăng gấp đôi nguy cơ thừa cân, béo phì so với những người không sử dụng những loại đồ uống này.
Nghiên cứu tương tự cũng đã ghi nhận tổng lượng calorie hàng ngày ở những người uống nước ngọt không đường thấp hơn, tuy nhiên cân nặng của họ vẫn tăng lên. Điều này cho thấy chất làm ngọt nhân tạo có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể theo những cách khác ngoài lượng calorie nạp vào.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tháng, những người thừa cân, béo phì đã giảm 2–2,5% trọng lượng cơ thể khi thay thế đồ uống chứa calorie bằng đồ uống không chứa calorie. Trong một nghiên cứu khác, những người tham gia chương trình giảm cân kéo dài 12 tuần uống đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo đã giảm được 6kg.
Sự mâu thuẫn này khiến cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trong tương lai để xác định chính xác ảnh hưởng của loại đồ uống không đường, không calorie đối với vấn đề cân nặng và vóc dáng.
Nguy cơ mòn răng
Uống nước ngọt không đường, không calorie có thể tăng nguy cơ mòn răng do một trong những thành phần chính trong loại đồ uống này là acid phosphoric. Một nghiên cứu trên răng người cho thấy rằng acid phosphoric gây mòn men răng nhẹ, lâu dần làm tăng nguy cơ sâu răng.
Nguy cơ mắc đái tháo đường
Mặc dù không có đường, tuy nhiên, các chất thay thế đường có trong thức uống này có thể không phải là lựa chọn lành mạnh hơn trong giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Trong một nghiên cứu kéo dài 8 năm ở gần 65 nghìn phụ nữ, việc tiêu thụ đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên 21%, mặc dù nguy cơ đối với những người uống đồ uống có đường thậm chí còn cao hơn, ở mức 43%. Vẫn cần thêm những nghiên cứu khác nữa để có thể khẳng định cụ thể sự tác động này của chất tạo ngọt nhân tạo.
Những nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn khác
Đồ uống có vị ngọt nhân tạo có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa đồ uống có vị ngọt nhân tạo và việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những phụ nữ không có tiền sử bệnh trước đó.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Hàm lượng phospho cao trong nước ngọt có thể gây tổn thương thận. Một nghiên cứu lưu ý rằng những người uống hơn 7 ly nước ngọt dành cho người ăn kiêng mỗi tuần sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận.
- Làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đồ uống có vị ngọt nhân tạo có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột của bạn, có khả năng gây ra tình trạng kiểm soát lượng đường trong máu kém.
- Tăng nguy cơ loãng xương: Một nghiên cứu quan sát thấy rằng lượng nước ngọt dành cho người ăn kiêng tiêu thụ hàng ngày có liên quan đến mật độ khoáng xương thấp hơn từ 3,7–5,4%.
Tóm lại, nước ngọt không đường, không calorie không bổ sung thêm giá trị dinh dưỡng đáng kể vào chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, tác dụng lâu dài của loại đồ uống này vẫn chưa rõ ràng, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn muốn giảm lượng đường thường xuyên, lựa chọn đồ uống ít đường, tốt cho sức khỏe như trà thảo mộc, nước trái cây hay cà phê đen sẽ mang lại nhiều sự yên tâm hơn.
Bình luận của bạn