Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium perfringens

Vi khuẩn Clostridium perfringens là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến

Những món ngon ngày Tết gây hại cho thú cưng

Làm thế nào để “giải quyết” thức ăn thừa ngày Tết?

Loài hoa tuy đẹp nhưng lại gây ngộ độc ở mèo cưng

Chế độ ăn giàu chất xơ hỗ trợ phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Clostridium perfringens (còn gọi là C. perfringens) là một loại vi khuẩn gram dương, tồn tại trong nội bào tử và thường được phát hiện trong ruột của người và động vật. Ngoài ra, chúng thường xuất hiện trên thịt và gia cầm sống, tạo nên một nguy cơ tiềm ẩn khi chế biến thực phẩm

Điểm đặc biệt là vi khuẩn này tạo ra nội bào tử có khả năng chống chọi tốt với nhiệt độ cao và môi trường thiếu oxy. Do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa ngộ độc do C. perfringens.

C. perfringens có khả năng sản sinh hơn 14 loại độc tố. Khi đi vào hệ tiêu hóa, vi khuẩn tạo ra các bào tử và độc tố trong ruột non, gây bệnh trong vòng 6 đến 24 giờ. 

Hầu hết các trường hợp ngộ độc do C. perfringens xuất hiện các triệu chứng sau ăn 10-12 giờ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm tiêu chảy (phân lỏng), đau bụng và buồn nôn. Trong một số trường hợp, triệu chứng có thể kéo dài đến 48 giờ, nhưng người bệnh thường hồi phục nhanh nếu được bổ sung đủ nước và điện giải.

Ai cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do C. perfringens. Tuy nhiên trẻ em, người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch dễ gặp tình trạng nặng hơn cả, thậm chí là tử vong. 

C. perfringens có trong thịt gà, thịt lợn sống và đường ruột động vật

C. perfringens có trong thịt gà, thịt lợn sống và đường ruột động vật

Vi khuẩn C. perfringens gây nhiễm trùng qua vết thương hở còn có thể gây ra viêm mô tế bào kỵ khí và nhiễm trùng máu – những tình trạng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện. 

Tại Mỹ, hàng năm có gần 1 triệu người bị ngộ độc thực phẩm do C. perfringens, dù vi khuẩn này không được đề phòng nhiều như salmonella, E.coli hay Listeria.

Thực phẩm dễ nhiễm C. perfringens gồm các loại thịt (thịt gà, thịt bò, thịt lợn), nước xốt làm từ thịt không được nấu chín và bảo quản đúng cách. Cá và rau củ ít khi bị nhiễm vi khuẩn này. Bào tử vi khuẩn có thể phát triển trở lại khi thức ăn được bảo quản ở khoảng 4-60 độ C. Do đó, các món ăn nấu chín từ trước, để nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng và không hâm nóng ở nhiệt độ cao dễ gây ngộ độc do C. perfringens. 

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa ngộ độc do vi khuẩn C. perfringens gồm:

- Thực phẩm đã nấu chín nên cho vào tủ lạnh, tủ đông để làm nguội nhanh.

- Hạn chế để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài.

- Rã đông thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh thay vì để ở nhiệt độ phòng.

- Hâm nóng thực phẩm đến khi nhiệt độ bên trong đạt tối thiểu 73,8 độ C.

- Cập nhật khuyến cáo và thông tin thu hồi sản phẩm từ cơ quan chức năng.

 
Quỳnh Trang (Theo Food Poisoning News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp