Lợi ích sức khỏe từ rong biển

Rong biển mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Dấu ấn lịch sử: Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị "tuýt còi" do quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Podcast: Ăn uống thế nào để tăng huyết sắc tố?

Tử vi thứ Tư (18/6/2025): Xử Nữ có ngày mới tràn đầy năng lượng

Quy định mới doanh nghiệp TPCN cần nắm rõ để quảng cáo đúng luật

Rong biển là tên gọi chung của nhiều loài tảo sống trong môi trường nước, chủ yếu là nước mặn. Trong đó, nhiều loài đã được sử dụng làm thực phẩm, dược liệu.

Một số loại rong biển ăn được phổ biến hiện nay, bao gồm:

- Kelp (tảo bẹ): thuộc nhóm tảo nâu, có kích thước lớn, thường dùng trong các món canh, salad...

- Spirulina (tảo xoắn): sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, được dùng phổ biến dưới dạng bột để pha nước uống hoặc đắp mặt nạ dưỡng da. 

- Nori: loại tảo đỏ, thường được sấy khô và ép thành lá dùng để làm cơm cuộn hay các món ăn vặt.

- Aonori: loại tảo lục, thường được sấy và nghiền mịn, dùng rắc lên các món ăn.

- Wakame: loại tảo nâu, có kết cấu mềm, thường được dùng trong các món súp hoặc salad.

- Kombu: cũng là một loại tảo bẹ, dùng để nấu loại nước dùng dashi – loại nước dùng đặc trưng tại Nhật Bản.

Mỗi loại rong biển có hương vị, kết cấu và cách sử dụng khác nhau, nhưng điểm chung là đều chứa nhiều khoáng chất thiết yếu (như iot, sắt, calci), vitamin và hợp chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Có rất nhiều món ngon từ rong biển

Có rất nhiều món ngon từ rong biển

Giá trị dinh dưỡng nổi bật

1. Hỗ trợ trao đổi chất và kiểm soát năng lượng

Rong biển chứa 3 nhóm dưỡng chất quan trọng gồm chất xơ, đạm thực vật và chất béo lành mạnh. Chất xơ hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu và kéo dài cảm giác no. Đạm và chất béo tốt giúp duy trì năng lượng sau bữa ăn, giảm cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

2. Tăng cường sức khỏe đường ruột

Chất xơ trong rong biển còn đóng vai trò như prebiotic – nguồn nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, khả năng hấp thu dưỡng chất được cải thiện và nâng cao sức đề kháng. Khi đường ruột khỏe mạnh, não bộ cũng hoạt động tốt hơn.

3. Bảo vệ tim mạch

Rong biển chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tim mạch như chất xơ, acid béo omega-3, kali và các hợp chất thực vật chống viêm. Chất xơ giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu và ổn định huyết áp. Kali hỗ trợ cân bằng huyết áp, trong khi omega-3 giúp giảm viêm và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

4. Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ vào khả năng giảm viêm và hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột, rong biển góp phần cải thiện khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, các vi chất như vitamin A, E, kẽm, đồng và selen trong rong biển đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào, chống lại các gốc tự do gây bệnh.

5. Duy trì chức năng tuyến giáp

Không nên sử dụng quá nhiều rong biển

Không nên sử dụng quá nhiều rong biển

Rong biển là nguồn cung cấp iot tự nhiên – khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều rong biển vì lượng iot cao có thể gây hại cho sức khỏe.

6. Hỗ trợ quá trình tạo máu

Rong biển là nguồn cung cấp acid amin, chất đạm và sắt – những dưỡng chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành và nuôi dưỡng các mô trong cơ thể như da, cơ, xương; hỗ trợ làm đẹp móng, nuôi dưỡng tóc; đồng thời tăng lượng hồng cầu trong máu. Tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến các mô và tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng và duy trì các hoạt động sống.

Lưu ý: Rong biển có khả năng hấp thụ kim loại nặng như asen, chì hoặc thủy ngân từ môi trường biển. Vì vậy, người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và ưu tiên loại được chứng nhận hữu cơ.

Đào Dung (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng