Giữa tiết trời nóng, bất chợt đổ mưa, nếu như cơ thể bị ướt hoặc ngấm nước mưa sẽ rất dễ bị mắc bệnh
Cảnh báo virus gây bệnh nguy hiểm ở trẻ mùa mưa lũ
7 loại thảo mộc bạn không nên mua mà tự trồng ngay tại nhà
Dân mua mắm, muối về tích trữ
Đón gió mùa, miền Bắc giảm hơn 10 độ C
Làm gì sau khi gặp mưa?
Làm sạch và lau khô người: Sau khi đi mưa, nếu cơ thể của chúng ta bị dính hoặc ngấm nước mưa, điều này rất có hại bởi nước mưa không chỉ lạnh mà còn chứa rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh. Khi ngấm vào cơ thể, nó dễ dàng gây bệnh một cách nhanh chóng, nhất là các căn bệnh như cảm lạnh, viêm phổi…Vì thế, ngay sau khi đi mưa về nhà, các bạn cần làm sạch và lau khô người ngay.
Sau khi đi mưa, cơ thể của chúng ta thường bị dính và ngấm nước mưa vì thế hãy thay quần áo và lau khô người
Làm ấm cơ thể: Khi vừa đi mưa về, cơ thể bị ngấm lạnh, vì thế rất cần được làm ấm. Làm ấm cơ thể ngay lúc này không chỉ có tác dụng chống lạnh tạm thời mà nó chính là phương pháp ngăn chặn các căn bệnh do mưa lạnh. Có rất nhiều cách để làm ấm cơ thể sau khi đi mưa. Ngoài tắm nước nóng, các bạn có thể uống trà gừng, hay đơn giản chỉ cần một cốc nước ấm, một chén canh, súp nóng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý, tránh để cơ thể tiếp xúc với những vật lạnh hoặc đồ ăn uống có tính lạnh ngay sau khi vừa đi mưa về.
Xử lý dấu hiệu cảm lạnh:
Hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, đầy bụng...Đó chính là những dấu hiệu của cảm lạnh
- Khi đi mưa về, chúng ta có thể có các biểu hiện như lạnh, hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, đầy bụng, đi ngoài, sốt nhẹ, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi…đó chính là những dấu hiệu của cảm lạnh. Khi có những dấu hiệu này, các bạn cần biết cách xử lý ngay để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
- Ngay khi có các dấu hiệu của cảm lạnh, các bạn có thể giải cảm bằng các cách đơn giản như uống nước gừng, đánh cảm, xông hơi bằng các loại lá hay ăn cháo nóng…
- Nên trữ sẵn trong nhà vài loại thuốc uống trị cảm lạnh, thuốc nhỏ mũi trị cảm trong tủ thuốc gia đình. Dù mưa nhỏ cũng nên mặc áo mưa tránh ướt.
- Các cách này sẽ giúp trị cảm lạnh khi bệnh vừa bắt đầu. Tuy nhiên phụ nữ có thai phải hỏi bác sỹ trước khi dùng các loại thuốc cảm. Nếu các dấu hiệu trên không thuyên giảm, các bạn nên đến gặp bác sỹ để được kê đơn thuốc phù hợp. Đặc biệt, khi có các biểu hiện như nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt mỏi, ngủ lịm, rét run khi đang sốt cao…nghĩa là bạn đã bị cảm nặng, cần được nhập viện ngay để được điều trị một cách nhanh chóng nhất.
Một số điều cần lưu ý vào mùa mưa:
Bạn không nên dầm mưa và không được để cơ thể bị ướt quá lâu trong nước mưa
- Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng áo mưa theo mình khi ra đường.
- Tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại trái cây chua như cam, quýt, chanh...hoặc dùng dạng viên sủi... Mỗi ngày uống 1 ly chanh nóng không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn giúp đào thải độc tố cho đường ruột.
- Uống nhiều nước giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể đào thải độc tố khỏi cơ thể, còn giúp da bạn sáng và đẹp tự nhiên nữa.
- Ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm; Bổ sung thêm các gia vị gừng, nghệ, hạt tiêu khi chế biến thức ăn hoặc thực phẩm có vị đắng như khổ qua...; Hạn chế dùng thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, hải sản...hạn chế ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín dễ gây ngộ độc; Không ăn thức ăn nguội lạnh, nên bổ sung thêm sữa uống lên men chứa lợi khuẩn sống để duy trì hệ tiêu hóa cân bằng và khỏe mạnh.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, hãy ghi nhớ những quy tắc sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe mùa mưa:
Ghi nhớ những quy tắc sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe vào mùa mưa
- Tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đặc biệt, trẻ em sau một đợt cảm lạnh bị bội nhiễm viêm phổi dễ bị suy dinh dưỡng gầy sút, các bà mẹ cần chăm sóc trẻ nhiều hơn nhưng không nên kiêng khem quá kỹ.
Bình luận của bạn