Tìm hiểu về miếng dán mụn

Miếng dán mụn có thành phần hydrocolloid giúp mụn nhanh khô cồi

Bổ sung whey protein có làm nổi mụn không?

Cách xử lý mụn trứng cá nhanh gọn

Hormone ảnh hưởng thế nào đến làn da?

4 biện pháp giảm sẹo thâm do mụn

Lợi ích của miếng dán mụn

Miếng dán mụn là tên gọi của miếng dán có thành phần chính là hydrocolloid, giúp hút sạch dầu thừa, bã nhờn tại chỗ mà không gây kích ứng da xung quanh. Với kích thước nhỏ (vừa đủ để bao phủ nốt mụn), miếng dán hoạt động như một miếng bọt biển, lấy đi dịch thừa trong mụn trứng cá.

Không những thế, việc dùng miếng dán mụn còn che đi vùng da bị mụn, ngăn chặn thói quen nặn hay sờ tay vào mụn của bạn. Nhờ đó, dán mụn giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và hình thành sẹo, thúc đẩy quá trình phục hồi của da.

Một số miếng dán còn chứa thành phần như acid salicylic, tinh dầu tràm trà, nha đam và các hoạt chất chống viêm khác, hỗ trợ giảm mụn viêm hiệu quả. Vì những lợi ích về thẩm mỹ, nhiều bạn gái luôn tìm tới sản phẩm này mỗi khi da nổi mụn.

Khi nào nên dùng miếng dán mụn?

Hiệu quả của miếng dán mụn phụ thuộc nhiều ở cách bạn sử dụng

Hiệu quả của miếng dán mụn phụ thuộc nhiều ở cách bạn sử dụng

Với mục đích kiểm soát mụn tại chỗ, bạn cần dùng miếng dán mụn đúng lúc, trên dạng mụn phù hợp. Miếng dán mụn hiệu quả nhất với khi mụn hình thành đầu trắng, mụn mủ trên bề mặt da. Khi đó, miếng dán có thể dễ dàng hút dịch thừa ra khỏi lỗ chân lông.

Bạn có thể dán mụn bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng khung giờ lý tưởng nhất là trước khi ngủ. Như vậy, miếng dán mụn có thể hoạt động tới 8 tiếng đồng hồ để lấy đi bã nhờn, vừa che phủ mụn.

Lưu ý, bạn cần chọn miếng dán có kích thước phù hợp với mụn. Nên làm sạch vùng da bị mụn và rửa sạch tay trước khi dùng miếng dán. Khi miếng dán hoàn thành nhiệm vụ và chuyển sang màu trắng, bạn có thể gỡ chúng ra khỏi da dễ dàng. Ngay cả khi mụn chưa lên cồi mụn và biến mất, miếng dán vẫn chuyển màu trắng (chúng duy trì độ ẩm cân bằng để bảo vệ tổn thương trên da).

Miếng dán trị mụn không có tác dụng với mụn ẩn, mụn đầu đen hay những đợt nổi mụn ồ ạt (trên 5 nốt mụn). Nếu da bạn nổi những mụn trứng cá cứng đầu, có mụn bọc sâu dưới da, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp trị mụn tối ưu.

Không dùng miếng dán khi mụn nặng và lan rộng, mà nên trị liệu theo tư vấn của bác sĩ

Không dùng miếng dán khi mụn nặng và lan rộng, mà nên trị liệu theo tư vấn của bác sĩ

Một số sản phẩm trị mụn tại chỗ thông dụng thường chứa thành phần hoạt chất như benzoyl peroxide, acid salicylic, retinoid, nên được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Các hoạt chất này có thể thấm sâu vào da, xử lý các vấn đề nằm dưới bề mặt da mà miếng dán mụn không thể làm được.

Trên thị trường có nhiều sản phẩm miếng dán mụn có bổ sung thành phần hỗ trợ giảm mụn, giảm sẹo thâm như: Acid salicylic, tinh dầu tràm trà kiểm soát vi khuẩn gây mụn giai đoạn đầu; Niacinamide và acid kojic giúp giảm thâm sau mụn. Nhưng nếu bạn có làn da nhạy cảm, mụn mức độ nhẹ, hãy lựa chọn sản phẩm không chứa hoạt chất để tránh kích ứng da.

Nếu bạn dùng miếng dán mụn mà không thấy mụn lên cồi và xẹp, vỡ, có thể sản phẩm không dành cho bạn. Bản chất của miếng dán mụn là tạo ra hàng rào bảo vệ trên da, nên cũng có thể gây bí da, bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn trở nặng.

 
Quỳnh Trang (Theo Well and Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp