Bổ sung gia vị cay vào món ăn có thể làm chậm tốc độ ăn, từ đó giúp bạn kiểm soát việc ăn uống
5 động tác yoga nên tập vào buổi sáng
Chất xơ - trợ thủ đắc lực quá trình giảm cân
Các món ăn vặt phù hợp cho quá trình giảm cân
Ăn cay giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường
Các nhà khoa học tại Trung tâm Đánh giá Giác quan, Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tác động của cảm giác cay ở miệng với lượng thực phẩm mà người ta ăn trong bữa. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 3 thí nghiệm với tổng cộng 130 người trưởng thành, mỗi người ăn một trong hai món: Bò hầm kiểu Mỹ hoặc gà tikka masala kiểu Ấn Độ (món gà nướng ăn kèm sốt cay), dưới hai cấp độ cay nhẹ hoặc không cay. Độ cay được điều chỉnh bằng cách thay đổi tỷ lệ giữa bột ớt đỏ khô xay nhuyễn paprika ngọt và paprika cay, mà vẫn giữ hương vị đồng nhất.
Người tham gia được ghi hình trong lúc ăn để theo dõi hành vi ăn uống. Từ các video, nhóm nghiên cứu phân tích các yếu tố như lượng thức ăn và nước tiêu thụ, thời gian ăn, tốc độ ăn (tính bằng gram/phút), tốc độ gắp, kích thước mỗi miếng. Họ cũng khảo sát cảm giác thèm ăn, độ ngon miệng, độ cay trước và sau bữa ăn.
Tiến sĩ Paige Cunningham, tác giả chính, cho biết: “Các nghiên cứu trước đây cho thấy khi ăn chậm lại, con người sẽ ăn ít hơn. Từ đó chúng tôi cho rằng làm món ăn cay hơn một chút có thể khiến người ta ăn chậm lại, và nhờ đó ăn ít hơn. Vậy là chúng tôi thử nghiệm thêm một lượng bột ớt cay vừa phải, không quá mức khiến món ăn khó ăn, để xem có tác dụng không.”

Bột ớt paprika có vị cay nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến hương vị nhưng có thể giúp bạn giảm tốc độ ăn
Kết quả cho thấy, thêm ớt bột vào món ăn khiến người ăn chậm hơn và ăn ít hơn, nhưng vẫn thấy món ăn ngon miệng như cũ. Giáo sư John Hayes, đồng tác giả của nghiên cứu, chia sẻ: “Lần sau nếu bạn muốn cắt giảm calo, thử cho thêm một chút ớt vào xem, có thể vị cay sẽ khiến bạn ăn chậm lại và kiểm soát lượng thực phẩm”.
Tiến sĩ Cunningham giải thích, đồ cay giúp bạn ăn ít đi là nhờ thay đổi trong cách nhai nuốt. Khi ăn chậm, thức ăn ở trong miệng lâu hơn, giúp gửi tín hiệu no đến não và khiến người ta ăn ít lại. Những nghiên cứu nhằm thay đổi tốc độ ăn bằng cách thay đổi kết cấu thức ăn cũng cho kết quả tương tự.
Đặc biệt, trong thí nghiệm trên, lượng nước người tham gia uống khi ăn đồ cay không khác biệt quá nhiều, nên đây không phải là lý do chính khiến người ta ăn ít đi.
Ngoài ra, cảm giác no đói của người tham gia trước và sau bữa ăn cũng không khác nhau đáng kể, cho thấy dù ăn ít hơn, họ vẫn cảm thấy no. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu cách vị cay ảnh hưởng đến hành vi ăn uống khác, ví dụ như ăn vặt.
Bình luận của bạn