Khiêu vũ là một môn thể thao nhẹ nhàng uyển chuyển, phù hợp với người cao tuổi, đặc biệt là người bệnh Parkinson.
Chuyên gia giải đáp: Run tay có nguy hiểm không?
Người bệnh Parkinson nên ăn gì để kiểm soát run tay chân tốt hơn?
Nguyên nhân nào khiến nhiều người cao tuổi bị Parkinson?
Ăn rong biển có thể giúp phòng ngừa bệnh Parkinson
Ecklonia cava - Loại rong biển có thể giúp ngừa bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là một căn bệnh thần kinh thoái hóa, gây ra bởi sự suy giảm nghiêm trọng của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine. Điều này dẫn đến những biểu hiện đặc trưng như run tay chân, cứng cơ và chậm chạp trong vận động. Tuy nhiên, tác động của bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở các vấn đề về vận động. Nhiều bệnh nhân còn phải đối mặt với những thách thức về tâm lý, bao gồm trầm cảm và lo âu, làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Theo đó, khiêu vũ không chỉ giúp các triệu chứng bệnh Parkinson, trầm cảm của họ được cải thiện mà các hình ảnh chụp não còn cho thấy những biến đổi rõ rệt tại các vùng não có liên quan đến điều hòa cảm xúc. Chia sẻ thêm về kết quả nghiên cứu, Giáo sư Joseph DeSouza thuộc khoa Khoa học Thần kinh tại Đại học York, Canada cũng nhấn mạnh: “Những cải thiện rõ rệt trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ hoàn toàn tương đồng với những phản hồi tích cực từ phía người tham gia khảo sát.”
Trong nghiên cứu quy mô nhỏ này, hơn 20 bệnh nhân Parkinson đã kiên trì tham gia các lớp học khiêu vũ kéo dài 8 tháng do chương trình Chia sẻ Khiêu vũ cho Người bệnh Parkinson (Sharing Dance Parkinson’s) của Trường Ballet Quốc gia Canada tổ chức. Các lớp học nhảy đã được thiết kế với một lộ trình bài bản, từ những động tác cơ bản nhất của chân và bàn chân, dần dần chuyển đổi thành những bước nhảy uyển chuyển, điệu đà như valse và những vũ điệu phức tạp hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tham gia các lớp học khiêu vũ có tác động tích cực đến việc giảm các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân. Cụ thể, tỷ lệ tự báo cáo về tình trạng trầm cảm giảm dần sau mỗi buổi học và có xu hướng tích lũy theo thời gian, mang lại hiệu quả cải thiện tâm trạng đáng kể sau tám tháng. Các hình ảnh thu được từ chụp não cho thấy hoạt động thần kinh tại vùng hồi vành đai dưới thể chai (SCG) - một khu vực não bộ có liên quan mật thiết đến chứng trầm cảm - giảm dần tương ứng với quá trình điều trị bằng liệu pháp khiêu vũ.
Theo Phó Giáo sư Karolina Bearss thuộc khoa Tâm lý học của Đại học Algoma (Canada): "SCG không phản ứng nhanh nhạy như khi cơ thể đang trong trạng thái trầm cảm". Khiêu vũ mang lại lợi ích kép bằng cách, âm nhạc kích thích hệ thống thưởng phạt của não bộ còn các động tác lại kích hoạt các mạch cảm giác và vận động.
Tuy nhiên, GS. DeSouza nhấn mạnh, khiêu vũ không phải là phương thuốc chữa khỏi bệnh Parkinson. Các chuyên gia sẽ không hướng tới việc chữa khỏi bệnh Parkinson bằng điệu nhảy mà mục đích sâu xa hơn đó là nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Điều này không chỉ có lợi cho người bệnh mà còn cả những người thân trong gia đình, khi họ cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh.
Bình luận của bạn