- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Người có bụng dạ yếu, hay rối loạn tiêu hóa cần có thói quen ăn uống lành mạnh
Tiêu chí nào đánh giá một bệnh viện đạt chuẩn?
Podcast: Làm hại hệ tiêu hóa vì trào lưu mukbang
Những loại nước uống kích thích hệ tiêu hóa, giúp cơ thể bài tiết dễ dàng
Dinh dưỡng - "Chìa khóa vàng" trong điều trị bệnh tiêu hóa ở trẻ em
Những tư thế yoga giúp giảm đau bụng, cải thiện tiêu hóa
"Bụng dạ yếu” là khái niệm dân gian để chỉ tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn tới việc dễ bị đau bụng, đi ngoài, đầy bụng, xì hơi liên tục, không dám ăn đồ dầu mỡ, đồ tanh… Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu thường xuyên bị khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy do bụng dạ yếu… bạn có thể làm theo các cách sau để cải thiện tình hình.
Uống nước ấm sau khi thức dậy
Hệ tiêu hóa cũng cần được cung cấp đủ nước để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Bạn nên bắt đầu ngày mới bằng cách uống một ly nước ấm để kích hoạt hệ tiêu hóa và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn sữa chua với mật ong
Sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp là lựa chọn của nhiều người khi muốn cắt giảm đường và cải thiện tình trạng bụng dạ yếu. Để tạo vị ngọt tự nhiên, bạn có thể thêm một thìa cà phê mật ong vào món sữa chua khi thưởng thức.
Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng (Nutrition) cho thấy, sữa chua kết hợp với mật ong giúp tăng khả năng sống sót của các lợi khuẩn trong quá trình tiêu hóa. Khi đi vào đường ruột, lợi khuẩn phát triển, tạo ra các acid chuỗi ngắn hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, điều hòa tâm trạng.
Bổ sung thực phẩm lên men vào chế độ ăn
Người thường xuyên gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu… nên bổ sung thực phẩm lên men vào chế độ ăn hàng ngày. Dưa bắp cải, kim chi, sữa chua, nấm sữa kefir, tương miso là nguồn probiotic (lợi khuẩn) dồi dào giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Thói quen ăn thực phẩm giàu probiotic giúp giảm viêm, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Thêm chất xơ vào bữa ăn
Chất xơ là chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vừa là thức ăn cho lợi khuẩn đường tiêu hóa, vừa giúp nhuận tràng. Chế độ ăn hàng ngày của bạn nên có đa dạng thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, hạt họ đậu.
Ăn trong chánh niệm
Với hệ tiêu hóa, bạn ăn uống thế nào cũng quan trọng không kém bạn ăn thực phẩm nào. Người có bụng dạ yếu nên tạo thói quen ăn trong chánh niệm để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Cụ thể, đây là việc chú tâm hoàn toàn vào việc ăn chậm, nhai kỹ và thưởng thức màu sắc, hương vị, kết cấu… của thức ăn. Ăn trong chánh niệm giúp bạn giảm hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Uống trà thảo mộc
Một số thức trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà có công dụng làm dịu hệ tiêu hóa, giảm hiện tượng đầy hơi. Bạn có thể thưởng thức một tách trà ấm sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
Tăng cường vận động
Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì vóc dáng mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nghiên cứu cho thấy, người có thói quen vận động thường xuyên có hệ vi sinh đường ruột phát triển tốt, giảm tình trạng viêm ruột. Bạn nên dành 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần cho các bộ môn phù hợp với sở thích như đi bộ nhanh, tập yoga hoặc khiêu vũ.
Kiểm soát stress
Căng thẳng, áp lực kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh và làm chậm tốc độ tiêu hóa. Người có bụng dạ yếu nên tìm tới các biện pháp giải tỏa stress như hít thở sâu, thiền định, kết hợp tập các bài thể dục nhẹ nhàng để bảo vệ hệ tiêu hóa.
Bình luận của bạn