Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh mùa mưa

Trẻ dễ bị cảm lạnh trong mùa mưa

Trẻ bị viêm họng khi nằm điều hòa nhiều: Cha mẹ nên làm gì?

Diễn biến thời tiết bất thường ở khắp nơi trên thế giới

Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Những loại thực phẩm dù ngon nhưng có hại đối với trẻ em

Triệu trứng trẻ bị cảm lạnh

Những cơn mưa đột ngột hay thời điểm chuyển mùa dễ khiến nhiều người bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ em. Một số triệu chứng thường thấy ở trẻ mà cha mẹ nên lưu ý là: Sốt, ho, mắt đỏ, hắt hơi thường xuyên, nghẹt hay chảy nước mũi, viêm họng, chán ăn, sưng hạch bạch huyết trên cổ, dưới nách hoặc phía sau đầu.

Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh thế nào?

Hạ sốt

Trẻ em dễ bị sốt hơn người lớn. Nhiệt độ tăng nhẹ là một dấu hiệu hệ miễn dịch đang hoạt động để chống lại virus. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, mặc quần áo rộng và thoáng, chườm và lau người cho trẻ bằng nước ấm.

Dùng thuốc theo chỉ định

Việc sử dụng thuốc hạ sốt là cần thiết khi trẻ sốt từ 38.5 độ C trở lên. Cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc hạ sốt, liều lượng, cách dùng phù hợp với độ tuổi và các triệu chứng cảm lạnh mà trẻ đang gặp phải. Nếu trẻ chỉ bị sốt và ngạt mũi thì chỉ nên chọn các loại thuốc có công dụng hạ sốt, giảm ngạt mũi. Không cần dùng các loại thuốc cảm lạnh có công dụng đa năng ví dụ như vừa hạ sốt, vừa giảm ngạt mũi, vừa giảm ho... trong khi con bạn chỉ có một triệu chứng.

Hạn chế sự lây lan của vi trùng

Cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi thay vì ra ngoài khi trẻ sốt

Cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi thay vì ra ngoài khi trẻ sốt

Nếu trẻ đang bị cảm lạnh, đặc biệt nếu trẻ sốt, bạn nên cho trẻ ở nhà vì đây là thời điểm cảm lạnh dễ lây lan nhất và trẻ có khả năng truyền bệnh cho những trẻ khác ở trường học, nhà trẻ, nơi công cộng. Cho trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy trẻ nên ho hoặc hắt hơi hướng vào bên trong khuỷu tay chứ không phải vào tay, điều này sẽ ngăn vi khuẩn bắn ra không khí và bám trên tay.

 

Uống đủ nước

Việc cung cấp nước cho cơ thể là rất quan trọng để trẻ sớm hồi phục sau cảm lạnh, vì sốt có thể khiến trẻ mất nước. Bạn không nên cho con uống soda hoặc uống quá nhiều nước trái cây (tốt nhất là không nên quá 1/2 lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày). Nếu con đang bú mẹ, hãy cố gắng cho bé bú thường xuyên hơn bởi trẻ thường lười bú hơn nếu chúng bị ốm.

Cho trẻ nghỉ ngơi

Ngủ và nghỉ ngơi là điều cần thiết để trẻ phục hồi nhanh chóng sau cảm lạnh. Bạn không phải bắt con phải nghỉ ngơi hoàn toàn những hãy sắp xếp thời gian để con có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, yên tĩnh trong lúc con ngủ.

Trẻ cảm lạnh khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Cảm lạnh thông thường sẽ cải thiện trong 7-10 ngày. Nếu trẻ vẫn chưa đỡ, bạn nên cho con đến gặp bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, nếu trong quá trình bị cảm lạnh bé có các triệu chứng như: Khó thở, sốt hơn 3 ngày, nôn nhiều kèm sốt cao hơn 38,5 độ C, không thể ăn uống hay bú mẹ, đi tiểu ít, li bì khó đánh thức, thở nhanh... cha mẹ cần cho trẻ đến khám để được điều trị kịp thời.

Nguyễn Thanh (Theo Very Well Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ