Cha mẹ cần chú ý dấu hiệu trẻ khô mắt để sớm có biện pháp chăm sóc phù hợp
"Điểm danh" 4 thực phẩm giàu protein giúp cơ bắp khỏe mạnh sau tuổi 50
Mách bạn 3 cách phòng bệnh nhồi máu não an toàn hiệu quả
Chăm sóc cho đôi mắt khỏe mạnh trong thời gian làm việc ở nhà
Phòng ngừa hội chứng khô mắt vào mùa Hè
Nguyên nhân trẻ bị khô mắt
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây khô mắt ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ bị khô mắt:
- Thời tiết hanh khô, khói bụi hoặc ô nhiễm.
- Sử dụng thuốc kháng histamine (loại thuốc thường sử dụng khi con bạn bị dị ứng với phấn hoa, lông thú cưng hoặc nấm mốc) có thể khiến mắt tiết ít nước mắt hơn, dẫn đến khô, kích ứng mắt.
- Đeo kính áp tròng có thể khiến mắt bị thiếu oxy, có thể bị khô mắt.
- Đôi khi, viêm kết mạc (mắt đỏ) có thể dẫn đến khô mắt.
- Thiếu dinh dưỡng.
- Trẻ sử dụng điện thoại, các thiết bị thông minh khác trong thời gian dài.
Các triệu chứng khi trẻ bị khô mắt
Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ bị khô mắt như: Nháy mắt thường xuyên, đỏ quanh mắt, dụi mắt liên tục, nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác châm chích hoặc bỏng rát trong và xung quanh mắt, đôi khi mờ mắt, khó khăn khi đọc, xem trên các thiết bị điện tử hay bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi sự chú ý của thị giác.
Cách chăm trẻ bị khô mắt tại nhà
- Tránh cho trẻ lại gần những nơi có khói bụi hay những tác nhân ô nhiễm khác gây kích ứng mắt.
- Cho con đeo kính râm có phần che hai bên đuôi mắt (mắt kính chống khô mắt) khi ra ngoài.
- Giữ thói quen cho trẻ đội mũ, sử dụng ô giúp bảo vệ mắt khỏi nắng, gió, bụi bẩn.
- Hạn chế sử dụng quạt ở cạnh giường của trẻ.
- Có thể đặt máy phun sương gần giường ngủ của trẻ.
- Nếu trẻ đang đeo kính áp tròng, bạn nên cho con đến gặp bác sĩ nhãn khoa để có thêm tư vấn.
- Có thể cho trẻ sử dụng nước mắt nhân tạo (artificial tears) không có chất bảo quản ít nhất 4 lần/ngày.
- Đặt một miếng vải ẩm và ấm lên mí mắt của trẻ mỗi sáng trong khoảng 5 phút. Sau đó massage nhẹ lên mí mắt, giúp tăng độ ướt tự nhiên cho mắt.
Bình luận của bạn