Tự nói chuyện với bản thân: Nên hay không?

Tự nói chuyện với bản thân có thể tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của mỗi cá nhân

Cách giúp trẻ thông minh hơn: Hãy nói chuyện nhiều hơn

WHO: Cô đơn là mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu

Chuyên gia dự đoán xu hướng chăm sóc sức khỏe tâm thần năm 2024

Sức khoẻ tâm thần là quyền con người

Vì sao chúng ta lại tự nói chuyện một mình?

Nói chuyện một mình không hẳn là một điều bất thường. Đa số mọi người trong cuộc đời của mình sẽ làm điều này với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, mức độ và nội dung của những cuộc trò chuyện nội tâm này có thể phản ánh nhiều điều khác nhau, thậm chí là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe tâm thần. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến chúng ta tự nói chuyện một mình:

1. Do thói quen từ thời thơ ấu

Nói chuyện một mình không phải là một hiện tượng hiếm, đặc biệt ở trẻ em trong giai đoạn phát triển. Những đứa trẻ có trí tưởng tượng phong phú thường sẽ có một người "bạn tưởng tượng” để có thể tự trò chuyện hoặc coi đây là cách để tiếp nhận và tự lý giải những gì đang diễn ra xung quanh mình. Thói quen này vẫn có thể tiếp tục trong suốt giai đoạn trưởng thành. Bên cạnh đó, những người có tư duy sáng tạo, khả năng ghi nhận và xử lý cảm xúc tốt cũng có xu hướng tự nói chuyện với bản thân nhiều hơn.

Trẻ nhỏ có thể tự đóng vai thành các nhân vật khác nhau để diễn tả câu chuyện, nội dung mà mình mong muốn.

Trẻ nhỏ có thể tự đóng vai thành các nhân vật khác nhau để diễn tả câu chuyện, nội dung mà mình mong muốn.

2. Độc thoại để tạo động lực cho bản thân

Trước những sự kiện quan trọng hoặc áp lực như thuyết trình hay thi cử, nhiều người thường áp dụng cách tự nói chuyện tích cực với bản thân để giảm bớt lo lắng và gia tăng động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Do cô đơn hoặc thiếu kết nối xã hội

Cảm giác cô đơn hoặc bị cô lập xã hội có thể dẫn đến việc tăng cường tần suất tự nói chuyện với bản thân. Theo nghiên cứu của Tạp chí Sage (Anh), những người có ít mối quan hệ xã hội thường cảm thấy mình không thuộc về bất kỳ nhóm, hay cộng đồng nào cụ thể, họ có thể cảm thấy như những kẻ ngoài cuộc. Vì vậy, để cân bằng lại cảm xúc, họ có xu hướng tự nói chuyện với bản thân nhiều hơn.

Tuy nhiên về lâu dài, cô đơn sẽ khiến những người này có những cuộc hội thoại một mình hết sức tiêu cực, họ có thể tự hạ thấp bản thân mình. Mức độ nghiêm trọng của nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo âu hoặc tâm thần phân liệt.

Hai mặt của việc tự nói chuyện một mình: Tích cực và tiêu cực

Tự nói chuyện với bản thân là một hành vi phổ biến và có thể mang lại nhiều lợi ích khi được sử dụng một cách hiệu quả. Nó không chỉ đơn thuần là "lẩm bẩm" trong đầu mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp bạn đạt được mục tiêu, vượt qua thử thách và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nó cũng có thể trở thành "con dao hai lưỡi" nếu chúng ta không ý thức được những tác động tiêu cực của nó.

Hãy tập nói với bản thân những điều tích cực.

Hãy tập nói với bản thân những điều tích cực.

1. Tự nói chuyện tiêu cực

Khi bạn tập trung vào những lo lắng, nghi ngờ, nỗi sợ hãi hoặc thất bại, bạn sẽ dễ bị rơi vào vòng xoáy của tự nói chuyện tiêu cực. Việc quá nghiêm khắc với bản thân, hạ thấp giá trị bản thân và thiếu niềm tin vào khả năng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của bạn.

Hậu quả: Căng thẳng, lo âu và trầm cảm; Giảm lòng tự trọng và sự tự tin; Khó khăn trong việc tập trung và đưa ra quyết định; Hiệu suất học tập và làm việc sa sút; Mối quan hệ xã hội rạn nứt;...

2. Tự nói chuyện tích cực

Ngược lại, thay vì tập trung vào những điều tiêu cực, hãy hướng đến những khẳng định tích cực, những lời động viên và niềm tin vào bản thân. Việc này giúp bạn củng cố giá trị bản thân, tăng cường sự tự tin và thúc đẩy bạn đạt được mục tiêu.

Lợi ích: Giảm căng thẳng và lo âu; Nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin; Tăng cường khả năng tập trung và đưa ra quyết định; Cải thiện hiệu suất học tập và làm việc; Mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn;...

Vậy làm thế nào để phát triển thói quen tự nói chuyện tích cực?

Bước đầu tiên là nhận biết những kiểu tự nói chuyện tiêu cực của bản thân. Hãy chú ý đến những suy nghĩ xuất hiện trong đầu bạn khi đối mặt với thử thách hoặc thất bại. Sau đó, thay vì những lời tự trách móc, hãy sử dụng những khẳng định tích cực và những lời động viên. Ví dụ: "Tôi có thể làm được điều này", "Tôi đã học hỏi từ sai lầm này", "Tôi tin tưởng vào khả năng của mình".

Tuy nhiên, việc thay đổi suy nghĩ cần thời gian và sự kiên trì. Do đó, bạn hãy lặp đi lặp lại những lời khẳng định tích cực cho bản thân mỗi ngày và biến nó thành thói quen để thay thế cho những suy nghĩ tiêu cực.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc thay đổi suy nghĩ tiêu cực, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý. Họ có thể hướng dẫn bạn những phương pháp hiệu quả để xây dựng thói quen tự nói chuyện tích cực và cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh