Uống rượu gây hại cho xương khớp thế nào?

Ảnh hưởng khi uống rượu đến sự hấp thụ calci của xương khớp.

Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Uống rượu trên máy bay: Nguy cơ rủi ro tiềm ẩn với sức khỏe tim mạch

Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ?

Vì sao người cao tuổi uống rượu nhiều?

Theo Livestrong, uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến nồng độ calci theo nhiều cách. Tuy vậy, không phải rượu mà chính tác dụng phụ của chứng nghiện rượu mới ảnh hưởng đến nồng độ calci. 

Gan bị tổn thương không sản xuất ra enzyme cần thiết để chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động và vitamin D là cần thiết cho quá trình hấp thụ calci. Những người uống nhiều rượu không hấp thụ chất béo tốt, trong khi chất béo cũng cần thiết cho quá trình hấp thụ calci và vitamin D.

Người nghiện rượu thường cần nhiều calci hơn hầu hết mọi người vì việc sử dụng rượu cũng làm tăng tình trạng mất xương. Sản xuất hormone testosterone giảm ở người nghiện rượu. Đối với nam giới, androgen hay còn được gọi là hormone nam, rất cần thiết để duy trì khối lượng xương.

Theo nghiên cứu của Đại bang Montana (Mỹ), người nghiện rượu thường có khối lượng xương giảm 50% so với khối lượng xương bình thường.

Khi mức calci giảm, mức tuyến cận giáp tăng lên, có thể ức chế sản xuất tế bào tạo xương, tế bào sản xuất xương. Mức cortisol (một hormone steroid và được sản xuất ở vỏ tuyến thượng thận) cũng tăng lên ở người nghiện rượu. Mức cortisol cao làm giảm quá trình hình thành xương mới và tăng quá trình phân hủy xương.

Báo cáo của Viện Quốc gia về Viêm khớp và Bệnh Cơ xương và Da, cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho biết, loãng xương, mật độ xương thấp, có thể gây ra tình trạng khuyết tật đáng kể ở cả người nghiện rượu và không nghiện rượu. Nhưng người nghiện rượu lại có xu hướng ngã thường xuyên hơn và có nhiều khả năng tự làm mình bị thương hơn.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa dinh dưỡng kém, tác động của rượu đối với quá trình hấp thụ calci và các chất dinh dưỡng khác có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt sức khỏe theo thời gian. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, tình trạng thiếu hụt xương do rượu vẫn có thể hồi phục phần nào nếu một người ngừng uống rượu.

 
Hiệp Nguyễn (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp