Về đền Bia nhớ vị “thánh Thuốc Nam”

Đền Bia thờ vị “Thánh thuốc Nam”, Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh

Biển Việt Nam có nhiều nguồn dược liệu quý phục vụ y học

Bộ Y tế họp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Biến dược liệu thành nguyên liệu thực phẩm chức năng

Sa sâm – dược liệu quý vùng cát biển

Đền Bia thuộc địa phận huyện Cẩm Giàng, Hải Dương, nằm trên cánh đồng giữa thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn và Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ - quê hương của Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh. Đền được xây dựng để thờ Đại danh y và tấm bia đá thời Lê - di vật kỷ niệm của ông nên có tên là đền Bia. 

Tòa tiền tế với kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn trong khuôn viên di tích đền Bia, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho được thờ tại ở gian trung tâm

Tòa tiền tế với kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn trong khuôn viên di tích đền Bia, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho được thờ tại ở gian trung tâm

Đền Bia được xây dựng từ thời Lê, sau xây dựng lại vào năm 1936, mặt tiền quay về hướng Bắc. Năm 1993, tòa tiền tế được trùng tu phỏng theo phong cách kiến trúc thời Nguyễn với 5 gian bằng gỗ. Tới năm 2005, di tích đền Bia đã được đầu tư, trùng tu và xây dựng các hạng mục khu nhà y xá, khu vườn thuốc, hồ nước và thuỷ đình...

Đền Bia nhìn về tam quan ở hướng bắc qua một hồ nước, trên đó có thủy đình hình lục giác, tạo không gian cảnh quan hoàn chỉnh cho di tích

Đền Bia nhìn về tam quan ở hướng bắc qua một hồ nước, trên đó có thủy đình hình lục giác, tạo không gian cảnh quan hoàn chỉnh cho di tích

Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh năm 1330, từng thi đỗ Hoàng Giáp khoa thi năm Tân Mão (1351) nhưng không ham danh lợi chốn quan trường. Ông dành hết thời gian cho việc nghiên cứu dược liệu với phương châm: “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam trị bệnh cho người Nam). 

Vì có tài y thuật xuất chúng, Đại danh y Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình Nhà Minh (Trung Quốc). Tuệ Tĩnh tiếp tục nghề thuốc, sau mất ở Giang Nam nhưng vẫn một lòng hướng về quê hương. Trên tấm bia mộ danh y, khắc chữ: “Sau này ai bên nước Nam sang, nhớ cho hài cốt tôi về với”. Trong một lần đi sứ, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho - người cùng quê với Đại danh y, đã cho người dập mẫu tấm bia mang về nước. Ông cũng giúp hậu duệ của Tuệ Tĩnh thu thập, công bố thành tựu y dược học của tổ tiên, để lại cho hậu thế. 

Vườn thuốc Nam trong khuôn viên đền Bia, được chia làm 9 nhóm thuốc

Vườn thuốc Nam trong khuôn viên đền Bia, được chia làm 9 nhóm thuốc

Danh y Tuệ Tĩnh học y, hành y không chỉ để cứu người mà còn tổ chức, viết sách để lưu truyền những bài thuốc Nam đến với nhân dân. Ông dạy nhân dân cách trồng và tận dụng cây thuốc ngay trong vườn nhà để chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật; Mượn vườn chùa làm nơi nuôi trồng cây thuốc Nam và nghiên cứu nghề thuốc.

Được coi là người đặt nền móng cho ngành y học cổ truyền Việt Nam, Tuệ Tĩnh để lại cho đời các tác phẩm nổi tiếng như “Nam dược thần hiệu”, “Hồng Nghĩa giác tư y thư” gồm 580 vị thuốc Nam, 3.873 phương thuốc trị 184 loại chứng bệnh cho người Việt.

Người dân tới chiêm bái đền Bia không chỉ để cầu sức khỏe mà còn tìm hiểu về các cây thuốc nam trong khuôn viên di tích

Người dân tới chiêm bái đền Bia không chỉ để cầu sức khỏe mà còn tìm hiểu về các cây thuốc nam trong khuôn viên di tích

Tiếp nối tinh thần của vị "thánh thuốc Nam", hiện đền Bia có vườn thuốc nằm bên trái lối đi từ cổng đền vào, được chia thành 9 ô, mỗi ô trồng một nhóm cây thuốc riêng như: Trị bệnh cảm sốt, trị đau nhức xương khớp, trị ho, mụn nhọt, tiêu chảy, sốt xuất huyết… để người dân tiện tham khảo.

Tương truyền Đại danh y Tuệ Tĩnh không chỉ chữa bệnh cho người dân nghèo mà còn chỉ dẫn cách kiếm các loại cây chữa những bệnh thông thường, trồng trong vườn nhà, chùa làng để sử dụng khi cần thiết

Tương truyền Đại danh y Tuệ Tĩnh không chỉ chữa bệnh cho người dân nghèo mà còn chỉ dẫn cách kiếm các loại cây chữa những bệnh thông thường, trồng trong vườn nhà, chùa làng để sử dụng khi cần thiết

Tuy diện tích có hạn, đây là một vườn thuốc mẫu, nơi tham quan và trường học thực địa cho sinh viên ngành y, dược học trong và ngoài tỉnh Hải Dương. Các cây thuốc cũng được Lương y Nguyễn Văn Cảnh - Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Khu di tích đền Bia sử dụng để bốc thuốc, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân. Ngay cả cây cỏ tự nhiên cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng lúc, đúng liều, do đó, không thể dùng tuỳ ý. 

Cây sài đất tươi (góc phải) được hái từ vườn thuốc đền Bia, dùng trong thang thuốc trị viêm tuyến sữa

Cây sài đất tươi (góc phải) được hái từ vườn thuốc đền Bia, dùng trong thang thuốc trị viêm tuyến sữa

Lương y Cảnh và gia đình có hơn 30 năm gắn bó với nghề y học cổ truyền. Ông nhận định, với trí tuệ uyên bác, những nghiên cứu và ghi chép của Đại danh y Tuệ Tĩnh có giá trị to lớn và vẫn được áp dụng thành công, hiệu quả tới ngày nay. Quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” của Đại danh y Tuệ Tĩnh cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống như thổ nhưỡng, khí hậu. Lương y Cảnh cho rằng, nhiều dược liệu như quế, củ sen, sắn dây, củ mài… của nước ta có giá trị cao không kém gì thuốc Bắc. 

Tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu như cà gai leo, dong riềng đỏ theo hướng GACP-WHO

Tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng mô hình trồng một số cây dược liệu như cà gai leo, dong riềng đỏ theo hướng GACP-WHO

Phát triển dược liệu cần vùng trồng được đầu tư dài hạn cả về nhân lực và kỹ thuật, mới cho ra thành phẩm có dược tính tốt nhất. Trong kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Hải Dương đề ra mục tiêu có 3-4 vùng/khu vực trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới); Chủ động đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trên địa bàn tỉnh. Trước khi có thể tiến tới xây dựng vùng chuyên canh, cần bảo tồn nguồn dược liệu, nhất là những cây thuốc Nam quanh vườn nhà dễ bị bỏ quên. 

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết