Đói bụng có thể khiến con người trở nên cáu kỉnh và dễ tức giận.
Không sợ đói bụng khi Keto với 3 công thức làm bữa sáng ngon lành
Làm gì để dập tắt cơn gắt gỏng xấu tính khi đói bụng?
"Thủ phạm" nào khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng?
Các món không nên ăn khi đói bụng
“Hanger” là gì?
Hanger là một phản ứng phức tạp của cơ thể và não bộ. Ban đầu, có thể cho rằng đây là do não chuyển sang chế độ "chiến đấu hoặc bỏ chạy" khi thiếu thức ăn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng quá trình này phức tạp hơn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Peter Brukner (Mỹ), não bộ cần glucose để hoạt động hiệu quả. Khi không ăn trong một thời gian dài, lượng đường trong máu giảm, dẫn đến thiếu năng lượng cho não. Điều này làm suy giảm khả năng tư duy rõ ràng và gây ra những thay đổi về tâm trạng như cáu kỉnh, giảm khả năng tập trung và hành vi bốc đồng. Về cơ bản, não chuyển sang chế độ sinh tồn, ưu tiên việc tìm kiếm thức ăn.
Một góc nhìn khác từ TS. Camilla Nord – một Nhà khoa học thần kinh lại cho rằng sự thay đổi tâm trạng không phải do bản thân cơn đói, mà là do não bộ "hiểu sai" trạng thái bên trong cơ thể. Não liên tục theo dõi các tín hiệu nội bộ, bao gồm cả dấu hiệu đói, bệnh tật và cảm xúc. Khi có một sự thay đổi sinh lý lớn, như thiếu thức ăn, não có thể nhầm lẫn tín hiệu này với một cảm xúc tiêu cực vì nó là sự sai lệch so với ngưỡng cân bằng.
Ví dụ, vùng não insula có chức năng phát hiện cả cảm giác đói và giận dữ, cho thấy sự chồng chéo trong cách não xử lý các tín hiệu này. Như vậy, khi đói, não có thể diễn giải sai các tín hiệu sinh lý thành cảm xúc tiêu cực, gây ra sự cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng.
Phản ứng của các hormone với cơn đói
Khi đường huyết giảm, cơ thể giải phóng các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline để huy động năng lượng dự trữ, gây ra cảm giác bồn chồn. Đồng thời, não sản xuất neuropeptide Y - chất hóa học kích thích cảm giác đói và liên quan đến hành vi hung hăng, lo lắng.
Những thay đổi nội tiết tố này kích hoạt phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy", khiến cảm giác đói trở thành một trải nghiệm căng thẳng.
Tác động về mặt tâm lý và hành vi
Não bộ phụ thuộc chủ yếu vào glucose để duy trì hoạt động. Khi nồng độ glucose giảm đáng kể, chức năng não bộ bị suy giảm, dẫn đến những thay đổi rõ rệt về tâm trạng và hành vi. Trạng thái đói gây ra sự cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn, bốc đồng và khó tập trung do khả năng tự kiểm soát và tư duy logic của não bộ bị hạn chế. Các trung tâm cảm xúc có xu hướng chiếm ưu thế, làm tăng phản ứng thái quá. Đối với những người có sẵn rối loạn tâm trạng như lo âu hay trầm cảm, cơn đói có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như tức giận, mệt mỏi và biến đổi tâm trạng.

Đói bụng có thể khiến các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu thêm trầm trọng.
Đói có thể gây tác động xấu tới các mối quan hệ?
Cơn đói không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội. Theo một nghiên cứu năm 2014 trên 107 cặp vợ chồng đã chỉ ra mức đường huyết thấp có thể làm tăng xu hướng hung hăng, biểu hiện qua việc đối xử tiêu cực với bạn đời.
Khi đói, con người dễ trở nên cáu kỉnh, hiểu sai các nhận xét trung lập và phản ứng thái quá với những vấn đề nhỏ. Các chuyên gia giải thích rằng đây là phản ứng tự nhiên: cơn đói khiến não bộ ưu tiên nhu cầu sinh tồn, làm giảm khả năng hợp tác và đồng cảm, dẫn đến việc giải thích lời nói của người khác theo hướng thách thức, gây ra sự phòng thủ và tức giận.
Cuối cùng, để có thể tránh được các cảm xúc tiêu cực chỉ vì “đói” gây ra, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh. Bằng cách duy trì giờ ăn đều đặn, ăn các bữa ăn lành mạnh, có đủ chất xơ. Nếu lịch trình quá bận rộn, nên mang theo đồ ăn nhẹ và quan trọng cần giữ đủ nước cho cơ thể.
Bên cạnh đó, quản lý cơn đói không chỉ là lựa chọn thực phẩm lành mạnh, mà còn là việc nhận biết và phản ứng một cách thận trọng với các tín hiệu của cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải mọi cảm giác cáu kỉnh đều do đói; các yếu tố như căng thẳng hoặc thiếu ngủ cũng có thể là nguyên nhân.
Khi cảm thấy đói, hãy nhớ rằng não cần năng lượng để hoạt động hiệu quả, và một bữa ăn nhẹ có thể giúp khôi phục trạng thái cân bằng.
Bình luận của bạn