Đốm trắng xuất hiện trên móng tay do đâu?

Đốm trắng xuất hiện ở móng có thể do nhiều nguyên nhân

Triệu chứng ở móng tay cảnh báo bệnh nguy hiểm

Mẹo làm trắng móng tay bị ngả vàng

Nguyên nhân móng ngả màu vàng?

Triệu chứng vảy nến móng tay qua từng giai đoạn

Trên thực tế, các đốm trắng này xuất hiện trên móng phần lớn đều là lành tính và phần lớn đều xuất hiện sau khi va chạm móng với vật cứng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự hình thành của các đốm trắng này cũng có thể là dấu hiệu khi móng bị nấm và một số bệnh lý khác hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Nguyên nhân xuất hiện đốm trắng

1. Tổn thương móng: Theo đó, chấn thương ở bản móng hoặc vùng móng mọc là nguyên nhân phổ biến gây ra các đốm trắng. Các va chạm mạnh như đập tay vào vật cứng có thể dẫn đến tình trạng này.

2. Sử dụng sơn móng tay: Việc sơn móng tay liên tục trong thời gian dài có thể làm móng bị khô và xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên bề mặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước tẩy sơn móng tay chứa acetone có thể làm tình trạng khô móng trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Tác dụng phụ của thuốc: Các đốm trắng trên móng tay là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu. Hóa chất có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tế bào móng. Tuy nhiên, những thay đổi này thường biến mất sau khi kết thúc điều trị. Một số loại thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây ra đốm trắng.

4. Nhiễm nấm móng: Bệnh nấm móng thường bắt đầu với một đốm trắng hoặc vàng nâu ở đầu móng. Theo thời gian, nấm sẽ ăn mòn lớp nông của móng, khiến móng trở nên xốp và dễ vỡ. Bệnh này có thể do nhiều loại nấm gây ra, bao gồm cả nhóm nấm dermatophytes, là tác nhân gây ra các bệnh như hắc lào và nấm da chân.

5. Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần trong sản phẩm chăm sóc móng như sơn móng tay, nước tẩy sơn móng tay hoặc móng giả acrylic, dẫn đến sự xuất hiện của các đốm trắng.

6. Bệnh vẩy nến móng: Đôi khi, các đốm trắng là triệu chứng của bệnh vẩy nến móng tay, một bệnh tự miễn khiến tế bào móng phát triển quá nhanh. Móng có thể xuất hiện các đốm hoặc rãnh ngang màu vàng, đỏ, hồng hoặc nâu. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc bệnh vẩy nến da hoặc viêm khớp vẩy nến.

7. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn: Các bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận mạn tính, suy tim sung huyết, cường giáp và đái tháo đường có thể góp phần gây ra các đốm trắng trên móng tay. Ví dụ, hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào keratin (thành phần cấu tạo nên móng).

8. Ngộ độc: Các vệt trắng đối xứng chạy ngang qua móng có thể hình thành nếu cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng như asen hoặc chì, thường do uống phải nguồn nước ô nhiễm. Ngộ độc kim loại nặng thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, ớn lạnh, tiêu chảy, suy nhược, buồn nôn, nôn, ngứa họng hoặc tê bì tay chân.

Dấu hiệu ở móng tay cảnh báo bệnh đái tháo đường

Dấu hiệu ở móng tay cảnh báo bệnh đái tháo đường

Làm thế nào để ngăn ngừa những đốm trắng này?

Phòng ngừa tổn thương móng: Khi làm việc ngoài trời hoặc sử dụng các dụng cụ như búa, nên trang bị găng tay và giày bảo hộ. Cần thận trọng khi di chuyển vật nặng và tham gia các hoạt động thể thao.

Hạn chế tác động của hóa chất: Việc sử dụng thường xuyên sơn móng tay và chất tẩy sơn có thể gây khô móng. Để móng có thời gian phục hồi, nên tạm ngưng sơn trong vài tuần.

Dinh dưỡng cân bằng: Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của móng, dù không trực tiếp ảnh hưởng đến các đốm trắng có thể xuất hiện.

Chăm sóc móng đúng cách: Duy trì móng tay khô ráo và sạch sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Để tránh tình trạng khô móng, cần thực hiện dưỡng ẩm hàng ngày. Cụ thể, nên dưỡng ẩm kỹ vùng da quanh móng và bề mặt móng thường xuyên trong vài tuần để cải thiện vẻ đẹp của móng và nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như dầu dừa.

 
Hà Chi (Theo Everyday Heath)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp