WHO cảnh báo về vấn đề răng miệng ảnh hưởng tới hơn một nửa dân số thế giới

Sức khỏe răng miệng cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.

Cần lưu ý gì khi lựa chọn nước súc miệng bảo vệ răng lợi?

5 thói quen xấu có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ

Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả nhà dịp Tết

Căng thẳng, stress ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào?

Loét miệng, lợi yếu làm tăng nguy cơ ung thư gan?

Gia tăng nhanh các bệnh về răng miệng

Hiện nay, các bệnh răng miệng phổ biến nhất là sâu răng, bệnh nướu răng nghiêm trọng, mất răng và ung thư miệng. Sâu răng không được điều trị là tình trạng phổ biến nhất trên toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 2,5 tỷ người. Bệnh nướu răng nghiêm trọng cũng là nguyên nhân chính gây mất răng toàn bộ, ước tính sẽ ảnh hưởng đến 1 tỷ người trên toàn thế giới. Khoảng 380.000 trường hợp ung thư miệng mới được chẩn đoán hàng năm.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh răng miệng như ăn nhiều đường, sử dụng thuốc lá và sử dụng rượu có hại đều góp phần gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe răng miệng toàn cầu. Bên cạnh đó, là sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc răng miệng còn hạn chế ở một số nơi, cùng với quan điểm “Sức khỏe răng miệng không ảnh hưởng đến sức khỏe chung” đã làm tăng số bệnh nhân mắc bệnh răng miệng trên thế giới.

Các triệu chứng của sức khỏe răng miệng

Các triệu chứng là tín hiệu của răng miệng tới bạn, bạn hãy liên hệ nha sĩ khi gặp các triệu chứng sau đây:

- Viêm loét hoặc đau, nhạy cảm một khu vực trong miệng mà không lành sau 1–2 tuần

- Chảy máu hoặc sưng nướu sau khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa

- Hôi miệng lâu ngày

- Nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh

- Đau nhức răng

- Răng lung lay

- Tụt nướu

- Sưng mặt và má

- Hay bị khô miệng

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên kèm theo sốt cao, sưng mặt và cổ, hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.

Mối liên hệ giữa sức khỏe chung với sức khỏe răng miệng

Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Từ lâu, vấn đề sức khỏe răng miệng bị lãng quên trong vấn đề sức khỏe thế giới, đặc biệt ở những nơi mức sống trung bình và thấp”. Nhiều người vẫn hoài nghi quan điểm “Sức khỏe răng miệng có mối liên hệ với sức khỏe chung”, khiến họ lơ là. Tuy nhiên sức khỏe răng miệng cũng là yếu tố gây nên các bệnh lý như: Viêm nội tâm mạc, bệnh tim mạch, các biến chứng mang thai và sinh nở, viêm phổi.

Bên cạnh đó, các bệnh lý khác cũng có sự tác động lại sức khỏe răng miệng như đái tháo đường, HIV/ AIDS, loãng xương, Alzheimer… có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm cho bệnh răng miệng nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nha

-       Đảm bảo chế độ ăn dinh dưỡng, thúc đẩy chế độ ăn uống cân bằng ít đường, ngừng sử dụng tất cả các dạng thuốc lá, giảm uống rượu.

-       Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với bàn chải mềm và sử dụng kem đánh răng có chứa flour.

-       Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để lấy hết thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng.

-       Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi 3 tháng sử dụng hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị tòe, mòn.

-       Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng, cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, đồng thời kết hợp trong chăm sóc sức khỏe định kỳ.

-       Tăng cường hệ thống thông tin về vấn đề sức khỏe răng miệng, nhằm giúp người dân trên toàn cầu tiếp cận sâu, rộng về vấn đề này.

Nên sử dụng tăm nha khoa làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ắn

Nên sử dụng tăm nha khoa làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ắn

Tiến sĩ Bente Mikkelsen, Giám đốc phụ trách các bệnh không truyền nhiễm của WHO cho biết: “Việc quan tâm tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng là rất quan trọng nếu chúng ta muốn đạt được tầm nhìn bao phủ sức khỏe toàn dân cho mọi cá nhân và cộng đồng vào năm 2030.

 

 

Nguyễn Huyền
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp