Những tác dụng phụ của cà chua có thể bạn chưa biết

Ăn cà chua sai cách cũng có hại cho sức khỏe

Nam giới ăn cà chua mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư da

"Đánh bay" nồi cơm với cá chép sốt đậu cà chua

Hàu sốt cà chua mang vị biển vào mâm cơm

Chiết xuất cà chua nguyên chất có thể ngăn ngừa, điều trị ung thư dạ dày

Trào ngược acid dạ dày

Cà chua có tính acid cao do có chứa acid malic và acid citric, có khả năng khiến cơ thể sản xuất acid dạ dày quá mức, dễ gây ra ợ nóng. Vì vậy, những người mắc chứng trào ngược acid dạ dày thực quản nên thận trọng khi ăn cà chua và các thực phẩm từ cà chua.

Dị ứng

Một nghiên cứu của Ba Lan đã cho thấy, cà chua có chứa một hợp chất có tên histamine có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như: Phát ban da, ho, hắt hơi, ngứa họng, sưng mặt, miệng và lưỡi,...

Ngoài ra, một số người còn có thể bị chứng viêm da tiếp xúc dị ứng sau khi chạm vào loại trái cây này, cũng có thể dẫn tới ngứa nặng và phát ban da.

Các vấn đề về thận

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, những người bị bệnh thận mạn tính cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu kali, một khoáng chất có nhiều trong cà chua.

Ngoài ra, trong cà chua hoặc nước sốt cà chua còn chứa nhiều oxalate, hợp chất có khả năng liên kết với calci dư thừa trong cơ thể và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Ngoài việc có chứa các hợp chất gây dị ứng, ăn cà chua bao gồm cả vỏ và hạt của chúng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích ở nhiều người.

Ngoài ra, đối với những người đã bị hội chứng ruột kích thích, ăn cà chua còn có thể khiến họ bị đầy hơi, khó tiêu.

Tiêu chảy

Theo báo cáo được công bố bởi Đại học Longwood, Hoa Kỳ, các nhà khoa học nói rằng, người bị tiêu chảy cần hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng acid cao như cà chua.

Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học Minnesota, Mỹ cũng cho thấy rằng ăn cà chua, đặc biệt là cà chua sống có thể gây Tiêu chảy, bởi nó có chứa nhiều vi khuẩn salmonella.

Hàm lượng sodium (natri) cao

Cà chua, nước sốt hay súp cà chua đều có hàm lượng natri rất cao. Chỉ một bát súp nhỏ có thể chứa từ 700 – 1.260 mg natri. Ngay cả cà chua đóng hộp cũng có thể có tới 450 mg natri/hộp.

Hiện tượng lycopenodermia

Cà chua rất giàu lycopen, hợp chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn quá nhiều lycopen lại có thể dẫn đến một hiện tượng gọi là lycopenodermia, khiến da bạn chuyển sang màu da cam  đậm nhưng không gây hại co sức khỏe.

Các vấn đề về tiết niệu

Tính acid cao của cà chua có thể gây kích thích bàng quang dẫn đến chứng tiểu không kiểm soát. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn có thể gây ra một số bệnh nhất định về bàng quang như viêm bàng quang và buốt khi đi tiểu.

Đau mỏi cơ thể

Khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các protein có trong cà chua, nó sẽ sản sinh histamine giải phóng vào các mô và có thể gây nên chứng sưng, đau và viêm khớp.

Ngoài ra, cà chua có chứa một chất độc tự nhiên có tên solanine, làm gia tăng lượng calci trong các mô và gây ra các phản ứng viêm. Bên cạnh đó, ăn loại quả này cũng làm gia tăng lượng acid uric, là nguyên nhân gây ra bệnh gout.

Các vấn đề về hô hấp

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, ăn cà chua có thể gây ra các phản ứng dị ứng, dẫn đến các vấn đề về hô hấp như: Khó thở, tức ngực,…

Đau nửa đầu

Một nghiên cứu của Iran đã chứng minh cà chua là một trong những tác nhân có thể gây ra chứng đau nửa đầu nghiêm trọng. Một số chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, những người mắc chứng đau nửa đầu không nên ăn cà chua cũng như các món ăn có chứa cà chua.

Quang Tuấn H+ (Theo Stylecraze)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng