Nặng gánh bệnh tật vì 3 thói quen xấu

Lối sống không lành mạnh làm suy giảm sức khỏe ngay từ tuổi ngoài 30

5 lỗi sai cơ bản của “sen” ảnh hưởng nghiêm trọng tới thú cưng

4 cách giúp "trẻ hóa" não bộ khi về già

5 điều cần tránh để có hàm răng trắng sáng

Những thói quen xấu gây ảnh hưởng tới quá trình giảm cân

Đây là kết luận từ công trình của các nhà nghiên cứu Đại học Jyväskyl (Phần Lan) được đăng trên tạp chí Biên niên Y khoa (Annals of Medicine). Dữ liệu được thu thập từ hồ sơ sức khỏe của hàng trăm người tham gia trong suốt 30 năm, cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách lối sống tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần theo thời gian.

Cụ thể, có 326 người tham gia khảo sát ở độ tuổi 27, sau đó lần lượt ở độ tuổi 36, 42, 50 và đến năm 61 tuổi thì còn 206 người tham gia.

Sức khỏe thể chất được đánh giá dựa trên các nguy cơ về rối loạn chuyển hóa như huyết áp, chu vi vòng eo, chỉ số đường huyết, cholesterol trong máu (thang điểm 0-5). Họ còn được đánh giá qua triệu chứng trầm cảm và tình trạng sức khỏe tâm lý (thang điểm 1-4). 3 yếu tố nguy cơ từ lối sống được nhóm nghiên cứu quan tâm gồm hút thuốc lá, lạm dụng rượu và lười vận động. Lạm dụng rượu được định nghĩa là tiêu thụ ít nhất 7.000gr, hoặc 875 đơn vị cồn mỗi năm đối với phụ nữ và 10.000gr hoặc 1.250 đơn vị mỗi năm đối với nam giới. Người được coi là thiếu vận động thể chất khi tập thể dục ít hơn một lần mỗi tuần.

Người lười vận động có nguy cơ suy giảm sức khỏe thể chất, nguy cơ cao mắc các vấn đề về chuyển hóa

Người lười vận động có nguy cơ suy giảm sức khỏe thể chất, nguy cơ cao mắc các vấn đề về chuyển hóa

Kết quả cho thấy, những người có cả 3 thói quen xấu trên, dù ở bất cứ thời điểm nào trong đời, đều có sức khỏe thể chất và trạng thái tinh thần kém hơn người sống lành mạnh. Cụ thể, đánh giá triệu chứng trầm cảm tăng 0,1 điểm, nguy cơ rối loạn chuyển hóa tăng 0,53 điểm. 

Khi họ duy trì lối sống này lâu ngày, triệu chứng trầm cảm sẽ tăng 0,38 điểm, nguy cơ rối loạn chuyển hóa tăng 1,49 điểm. Đặc biệt, các tác động tiêu cực này đã biểu hiện ngay từ độ tuổi 36. 

TS. Tiia Kekäläinen, tác giả chính nghiên cứu cho biết, lười vận động là thói quen liên quan đến sức khỏe thể chất kém, trong khi hút thuốc chủ yếu đi kèm vấn đề về sức khỏe tinh thần. Lạm dụng rượu bia có tác động tiêu cực đến cả hai. “Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh các thói quen rủi ro cho sức khỏe càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những tác hại mà chúng gây ra theo thời gian, dẫn đến suy giảm sức khỏe tinh thần và thể chất khi về già”, TS. Kekäläinen cho hay.

Tác giả cũng lưu ý, không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống và tạo ra những thói quen lành mạnh hơn. Sinh hoạt điều độ ở tuổi trung niên cũng mang lại lợi ích cho tuổi già.

Thói quen lạm dụng rượu bia có tác động hai chiều đến sức khỏe thể chất

Thói quen lạm dụng rượu bia có tác động hai chiều đến sức khỏe thể chất

Tuy nhiên, chưa thể khẳng định liệu các thói quen xấu này là nguyên nhân hay hậu quả của tình trạng sức khỏe kém. Nhóm nghiên cứu cho rằng mối quan hệ này có thể mang tính hai chiều. Ví dụ, một người gặp stress, căng thẳng có thể tìm đến rượu bia để giải tỏa, từ đó làm trầm trọng thêm mâu thuẫn gia đình, khiến sức khỏe tâm lý đi xuống.

Rượu bia, thuốc lá và lười vận động là những hành vi phổ biến trong xã hội ngày nay. Ở Việt Nam, thống kê năm 2019 cho thấy một người Việt tiêu thụ trung bình 9,3 lít cồn nguyên chất. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ nam giới Việt Nam hút thuốc lá có thể tăng lên 43,4% vào năm 2030 nếu thuế thuốc lá trong nước thấp như hiện nay. Bên cạnh đó, năm 2022, gần 1/3 dân số trưởng thành toàn cầu, tương đương khoảng 1,8 tỷ người, không hoạt động thể chất đủ thời lượng khuyến nghị của cơ quan y tế.

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già