5 điều không nên làm khi da nổi mụn trứng cá

Chăm da mụn tại nhà nên hạn chế đưa tay chạm, nặn mụn

Nguyên nhân nào khiến cơ thể bạn dễ bầm tím?

Làn da khô cần bổ sung những dưỡng chất nào?

Acid hypochlorous – thành phần với nhiều ứng dụng trong chăm sóc da

Chuyên gia chia sẻ giải pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp

Nặn mụn

Bản năng của nhiều người mỗi khi thấy da nổi mụn trứng cá là nặn, cạy mụn. Tuy nhiên hành động trên khiến mụn có nguy cơ viêm cao hơn, đồng thời cho phép nhiều vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Điều này đồng nghĩa với việc vết mụn sẽ lâu lành hơn và dễ để lại sẹo thâm.

Để kiềm chế thói quen sờ, nặn mụn bằng tay, bạn có thể dùng các loại miếng dán mụn chứa gel hydrocolloid. Ngoài công dụng hút mủ từ nhân mụn, miếng dán còn ngăn ngừa vi khuẩn tấn công mụn.

Lạm dụng sản phẩm tẩy tế bào chết

Khi chăm sóc da mụn, nhiều người tìm tới nhiều sản phẩm có tác dụng tẩy tế bào chết, xử lý mụn mạnh mẽ như acid salicylic, benzoyl peroxide. Dù vậy, bạn cũng nên tiết chế khi dùng thành phần có khả năng làm da khô kể trên. Lạm dụng mỹ phẩm chứa acid salicylic, benzoyl peroxide có thể khiến làn da mất đi lớp dầu tự nhiên và dễ nổi mụn viêm hơn.

Không nên lạm dụng acid salicylic, benzoyl peroxide khi chăm da mụn mà chỉ nên chấm lên nốt mụn cần thiết

Không nên lạm dụng acid salicylic, benzoyl peroxide khi chăm da mụn mà chỉ nên chấm lên nốt mụn cần thiết

Thay vào đó, bạn nên tìm tới các sản phẩm chăm sóc da nhẹ dịu. Tẩy tế bào chết chỉ nên thực hiện 2-3 lần/tuần, đồng thời không dùng các phương pháp chà xát da quá mạnh. Nếu bạn chỉ nổi 1-2 mụn một lúc, hãy dùng sản phẩm chấm mụn tại chỗ thay vì thoa lên vùng da rộng.

Dùng tẩy tế bào chết ngoài da trên mụn bọc

Thêm một sai lầm liên quan đến các sản phẩm tẩy tế bào chết là bạn dùng chúng để xử lý các mụn bọc. Mụn bọc thường viêm và phát triển sâu dưới da, gây đau nhức nghiêm trọng. Acid salicylic và benzoyl peroxide bôi ngoài da chỉ có tác dụng trên bề mặt, khó có thể xử lý tận gốc mụn bọc. Thay vào đó, với tác dụng làm khô, các thành phần này khiến nốt mụn bọc thêm đỏ và còn bong vảy trắng xung quanh.

Với mụn bọc, tốt hơn hết bạn nên tới phòng khám, cơ sở chuyên về da liễu để được bác sĩ tư vấn và điều trị chuẩn y khoa.

Quá chăm rửa mặt

Da mụn nên được làm sạch 2 lần/ngày, sau đó dùng khăn sạch thấm nước nhẹ nhàng

Da mụn nên được làm sạch 2 lần/ngày, sau đó dùng khăn sạch thấm nước nhẹ nhàng

Lười vệ sinh làn da là một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, tuy nhiên, rửa mặt quá thường xuyên cũng không phải biện pháp hay. Dùng sữa rửa mặt chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh, làm da khô căng thực chất lại phản tác dụng, khiến tình trạng mụn nặng thêm.

Dù da khỏe hay đang bị mụn, bạn cũng không nên rửa mặt quá 2 lần/ngày. Bạn có thể vệ sinh da sau khi tập thể dục hoặc đổ nhiều mồ hôi, nhưng nhớ dùng sữa rửa mặt nhẹ dịu. Sau khi rửa mặt, nên dùng khăn sạch vỗ thấm nước trên da, hạn chế ma sát mạnh.

Bỏ qua bước dưỡng ẩm

Nhiều người có làn da dầu mụn cho rằng dùng kem dưỡng ẩm sẽ khiến da dễ nổi mụn hơn. Thực tế là khi da không được dưỡng ẩm đầy đủ, tuyến bã nhờn sẽ tiết ra nhiều dầu nhờn hơn. Hậu quả là làn da của bạn có mảng khô, bong vảy lại vừa đổ dầu.

Để chăm sóc làn da nổi mụn, bạn nên chọn kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ, không chứa các thành phần có dầu. Các thành phần như nha đam, rau má, peptide, chiết xuất dưa chuột có thể hỗ trợ làm dịu da. Dùng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần rửa mặt.

Bên cạnh việc chăm sóc da phù hợp, để khắc phục và ngăn ngừa mụn trứng cá, bạn nên kiểm soát các yếu tố về lối sống như: Ăn nhiều thực phẩm chống viêm như rau xanh, trái cây; Ngủ đủ giấc; Thay giặt vỏ gối, chăn nệm đều đặn; Giải tỏa stress trong cuộc sống. 

 
Quỳnh Trang (Theo Real Simple)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp