7 thực phẩm giàu kẽm nên có trong chế độ ăn của bạn

Bạn có thể bổ sung kẽm qua nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày

Bổ sung kẽm cho trẻ cần chú ý gì?

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bổ sung thừa kẽm

Bổ sung kẽm giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng tiến triển?

Thiếu kẽm gây ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho cơ thể và đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng bình thường và hoạt động của hệ thống sinh sản. 

Để phòng ngừa thiếu kẽm, bạn nên ăn một số thực phẩm sau: 

Trứng

Lòng đỏ trứng chứa hàm lượng kẽm cao hơn những thực phẩm khác. Bạn có thể bổ sung kẽm bằng cách ăn trứng vào bữa sáng của mình.

Lòng đỏ trứng có hàm lượng kẽm cao hơn các loại thực phẩm khác

Mầm lúa mì

Lúa mì giàu chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, kẽm, sắt, phospho, selen và kali. Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, mầm lúa mì còn giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe của bạn.

Ngũ cốc

Ngũ cốc là lựa chọn hàng đầu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất hàng ngày của cơ thể. Để bổ sung kẽm, bạn nên ăn ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên cám.

Ăn ngũ cốc hàng ngày giúp bổ sung kẽm hiệu quả

Tỏi

Tỏi có chứa nhiều kẽm và các dưỡng chất khác như vitamin B6, vitamin C, mangan và selen. 

Thịt đỏ

Những loại thịt đỏ rất giàu kẽm. Thịt cừu, thịt lợn và thịt bò là những loại thịt có nồng độ kẽm cao nhất. Để bổ sung kẽm bạn nên ăn thịt ít nhất hai lần một tuần.

Hạt bí ngô

Chỉ cần ăn 100gr hạt bí ngô cũng có thể đáp ứng ngu cầu kẽm hàng ngày của bạn. 

Hạt vừng (mè)

Hạt mè rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chứa hàm lượng kẽm cao. Bạn có thể dễ dàng thêm vừng vào chế độ ăn như thêm vào bột bánh mì, hay nấu chè...

Anh Tuấn H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng