5 bài tập người bệnh tăng huyết áp cần tránh để bảo vệ sức khỏe

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây đau tim, thận, đột quỵ.

Infographic: Gợi ý các bài tập vai tốt cho chị em phụ nữ

Vì sao đi bộ 40 phút mỗi ngày có thể là bài tập tốt nhất?

Gia tăng biến cố tim mạch ở người trẻ, người khỏe

Podcast: Người bị tăng huyết áp có được uống cà phê không?

Dưới đây là một số bài tập người cao huyết áp nên chọn và hạn chế.

1. Tập tạ

Tập tạ là một bài tập giúp rèn luyện sức mạnh để xương chắc khỏe và giảm nguy cơ chấn thương liên quan đến xương. Tuy nhiên, tập luyện với mức tạ quá nặng có thể gây tăng huyết áp đột ngột, đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp. Khi gắng sức nâng tạ, cơ thể thường nín thở, làm giảm lưu thông máu và tăng áp lực đột ngột lên tim. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2. Bài tập co cơ tĩnh

Các bài tập co cơ tĩnh như plank, ngồi xổm dựa lưng vào tường, dù có vẻ đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp. Khi giữ một tư thế cố định trong thời gian dài, cơ bắp căng cứng khiến tim phải làm việc vất vả hơn, đẩy huyết áp lên cao. Điều này đặc biệt có hại cho những người mắc bệnh tim mạch.

3. Bài tập cường độ cao ngắt quãng

Tập luyện cường độ cao ngắt quãng dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp đột ngột, đặc biệt đối với những người ít vận động. Một nghiên cứu năm 2023 đăng trên tạp chí Sức khỏe Thể thao (Mỹ) cho thấy, tập luyện cường độ cao ngắt quãng có thể làm tăng nguy cơ đột tử hoặc đau tim cấp tính ở nhóm người ít vận động. Vì vậy, nếu bạn chưa quen với tập luyện cường độ cao, hãy bắt đầu với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ để đảm bảo an toàn.

Bài tập cường độ cao ngắt quãng có thể làm tăng huyết áp đột ngột trong quá trình tập luyện, điều này có thể gây nguy hiểm cho những người có tiền sử bệnh tim mạch.

Bài tập cường độ cao ngắt quãng có thể làm tăng huyết áp đột ngột trong quá trình tập luyện, điều này có thể gây nguy hiểm cho những người có tiền sử bệnh tim mạch.

4. Chạy nước rút

Tương tự như việc tập luyện cường độ cao ngắt quãng, chạy nước rút cũng là một hoạt động cường độ cao có thể gây tăng huyết áp đột ngột, đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh cao huyết áp. Khi chạy nước rút, tim phải làm việc quá sức để bơm máu nhanh chóng, dẫn đến tăng áp lực lên động mạch. Điều này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

5. Bài tập chuyển động liên tục

Khác với những bài tập tĩnh như plank, nơi cơ thể giữ một tư thế cố định, các bài tập chuyển động liên tục như squat, chạy nâng cao đùi, chạy đá chân ra sau, bật nhảy... yêu cầu cơ thể di chuyển liên tục, tạo ra lực và thay đổi vị trí, khiến huyết áp dao động mạnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị tăng huyết áp vì tim phải làm việc quá sức để thích ứng.

Bên cạnh những bài tập kể trên, các hoạt động mạo hiểm như nhảy dù, lặn biển cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người bệnh huyết áp cao. Hormone adrenaline được sản xuất bởi cơ thể khi bạn sợ hãi, tức giận hay thích thú có thể làm tăng huyết áp đột ngột, gây quá tải cho tim mạch.

Bài tập nào hiệu quả dành cho người tăng huyết áp?

Việc lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng sức khỏe. Dựa trên các nghiên cứu khoa học, các chuyên gia y tế khuyến nghị người bệnh nên tập trung vào các bài tập sau:

1. Bài tập aerobic: Các hoạt động như đi bộ, đạp xe đạp và bơi lội được xem là những lựa chọn tối ưu. Những bài tập này giúp tăng cường hệ tim mạch, cải thiện lưu lượng máu và góp phần kiểm soát huyết áp.

2. Tập luyện sức bền: Các bài tập với cường độ vừa phải sử dụng tạ nhẹ hoặc dây kháng lực có thể giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện độ nhạy insulin và giảm kháng insulin – một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tăng huyết áp.

3. Yoga: Các tư thế yoga nhẹ nhàng kết hợp với kỹ thuật thở sâu không chỉ giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng mà còn điều hòa nhịp tim và huyết áp.

Lưu ý, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ thói quen tập luyện mới nào, đặc biệt nếu bạn bị tăng huyết áp.

Những dấu người bệnh tăng huyết áp cần chú ý khi tập luyện

Khi tập luyện, hãy chú ý đến những dấu hiệu có thể cho thấy cơ thể bạn đang bị căng thẳng, bao gồm: Chóng mặt; hụt hơi, khó thở; đau ngực hoặc nhịp tim không đều; nôn hoặc buồn nôn; đổ mồ hôi quá nhiều;... Ngoài những triệu chứng này, nếu bạn đột nhiên thấy choáng váng hoặc mệt mỏi, hãy dừng việc tập luyện lại ngay lập tức. Những triệu chứng này có thể cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp