Những tay đua F1 có chế độ tập luyện khắc nghiệt đến mức nào?

Tay đua F1 cần đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về sức khỏe - Ảnh: Mark Thompson/Getty Images

Podcast: Nguy cơ đột quỵ khi gắng sức chơi thể thao

Thói quen tập luyện của các "ông trùm công nghệ"

Lựa chọn nước uống điện giải cho dân thể thao

Lionel Messi lần thứ 8 giành Quả bóng vàng: Cái kết huy hoàng

Ép cân nghiêm ngặt

Công thức 1 (F1) là môn thể thao tốc độ với hàng loạt quy định mà người và xe phải tuân theo. Mỗi kilogram trọng lượng tăng thêm trong buồng lái sẽ khiến chiếc xe di chuyển chậm lại, ảnh hưởng đến thành tích đội đua. Vì vậy, các tay đua có chế độ luyện tập hướng tới sự cân bằng hoàn hảo: Vừa phải khỏe, vừa phải thon gọn, lại cần có sức bền đáng nể cũng như phản xạ nhanh như chớp.

Trọng lượng tối thiểu cho mỗi tay đua là khoảng 80kg (bao gồm cả thiết bị mặc trên người, có thể nặng tới 6,8kg). Vì vậy, để có thành tích tốt hơn chỉ vài phần mười của giây, các tay đua sẽ còn phải ép cân thấp hơn nhiều, ở mức 73-74kg.  

Theo Patrick Harding - huấn luyện viên của nhiều tay đua, vận động viên Olympic nổi tiếng, khi thi đấu, tay đua có thể đốt cháy 1.000 calo mỗi giờ. Giảm cân quá mức lại làm mất đi khối lượng cơ bắp, nên các tay đua đòi hỏi chế độ tập luyện được thiết kế riêng biệt.

Với 5 năm làm việc cùng tay đua gốc Thái Lan F1 Alex Albon - Đội đua Williams (Vương quốc Anh), Harding giúp Albon giữ cân ở khoảng 72,5-73kg. Albon cao hơn 1,87m - chiều cao được coi là trên mức trung bình trong giới F1. Để chuẩn bị cho mùa giải bắt đầu vào tháng 11 này, Albon và Harding chỉ có gần 2 tháng để tăng 2-3kg cơ bắp.

Luyện tập tăng cường sức mạnh phần cổ

Một bài kiểm tra lực cổ của tay đua F1 - Ảnh: Insider

Một bài kiểm tra lực cổ của tay đua F1 - Ảnh: Insider

Khác với các vận động viên thể thao chuyên nghiệp khác, tay đua F1 phải thi đấu trong điều kiện lực gia tốc (lực G) rất cao. Mỗi lần tăng tốc hay đánh lái ở tốc độ cao, tay đua công thức 1 sẽ phải chịu được lực theo gia tốc thẳng đứng tương tự như áp lực một phi hành gia phải trải qua trong quá trình phóng tàu vũ trụ vào không gian.

Lực G này có thể khiến người bình thường bất tỉnh. Vì vậy, các tay đua có các bài tập thiết kế đặc biệt nhằm rèn luyện sức khỏe, ngăn ngừa chấn thương cổ do phần cổ bị giật mạnh bất ngờ.

Tập cardio để đối phó với lực G

Chạy bộ giúp tay đua F1 cải thiện sức bền của hệ tim phổi - Ảnh Technogym

Chạy bộ giúp tay đua F1 cải thiện sức bền của hệ tim phổi - Ảnh Technogym

Ví dụ, khi đạp ga lút sàn để tăng tốc, lực G sẽ ấn chặt người bạn vào ghế lái, cảm giác như thấy phổi chạm vào lồng ngực. Lực G khiến các tay đua khó thở tương tự vận động viên bơi lội khi phải dành phần lớn thời gian dưới mặt nước.

Tay đua Pierre Gasly chia sẻ, có khoảng 70% thời gian trong chặng đua anh ở trong trạng thái ngưng thở. Để tăng sức khỏe tim phổi trong những tình huống này, các bài tập anh tập luyện hàng ngày ưu tiên sức bền và cardio như chạy trên máy tập. Dù tập luyện vất vả đến thế, các tay đua vẫn phải kiểm soát không để cơ thể trở nên “đô con” quá mức so với buồng lái.

Phục hồi quan trọng không kém tập luyện

Chia sẻ với Insider, tay đua Daniel Ricciardo – Đội Alpha Tauri chia sẻ, trước mùa giải, anh thường tập luyện 6 ngày/tuần kết hợp cả cardio và tập thể lực. Một khi giải đua bắt đầu, anh sẽ tập trung vào phục hồi là chính. Ví dụ, sau khi đua vào Chủ nhật, Ricciardo sẽ nghỉ ngơi vào thứ Hai, đạp xe nhẹ nhàng vào thứ Ba, luyện tập cơ cốt lõi và cơ cổ vào thứ Tư rồi mới trở lại đường đua vào ngày thứ Năm.

Tay đua Lewis Hamilton từng chia sẻ với tạp chí GQ các liệu pháp phục hồi anh thường sử dụng như: Liệu pháp áp lạnh (cryotherapy), châm cứu, xông hơi ướt, vật lý trị liệu…

 
Quỳnh Trang (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp