Khoai tây có 2 dấu hiệu này thì không nên ăn

Khoai tây để quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ dẫn đến mọc mầm

Đổi bữa với món salad khoai tây kiểu Nhật

Ăn khoai tây chiên có thể tăng nguy cơ trầm cảm

Bia không cồn dễ bị vi khuẩn tấn công

7 lợi ích sức khỏe tiềm năng của đậu cô ve

Khoai mọc mầm

Khoai tây tạo ra một chất diệt nấm, trừ sâu tự nhiên là solanine trong quá trình mọc mầm. Solanine tạo ra vị đắng, tập trung chủ yếu ở chân mầm. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc bị hư hại thì khoai tây sẽ sản sinh ra nhiều chất này hơn. Các giống khoai tây khác nhau có độ nhạy với ánh sáng và khả năng tạo ra độc tố khác nhau.

Ăn quá nhiều khoai tây mọc mầm khiến cơ thể hấp thụ nhiều độc tố solanine. Các triệu chứng ban đầu khi ăn phải khoai tây mọc mầm là ngứa miệng, ngứa cổ họng, đau bụng trên và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác như buồn nôn, tiêu chảy. Với liều lượng 3-6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khoai tây có vỏ xanh

Khoai tây gặp phải các dấu hiệu hư hỏng như mọc mầm hoặc vỏ chuyển sang màu xanh chứng tỏ chứa lượng solanine cao

Khoai tây gặp phải các dấu hiệu hư hỏng như mọc mầm hoặc vỏ chuyển sang màu xanh chứng tỏ chứa lượng solanine cao

Ánh nắng mặt trời có thể khiến vỏ ngoài tây chuyển từ màu vàng, nâu, đỏ sang màu xanh. Ngoài diệp lục, những củ khoai tây xanh cũng đang tích tụ lượng lớn độc tố solanine và chaconine. Đây là các alkaloid tự nhiên có tác dụng bảo vệ thực vật trong điều kiện không thuận lợi. 

Nhiều người sợ phí phạm khoai tây nên cho rằng chỉ cần bỏ những mắt mầm khoai tây mọc lên, hoặc gọt bỏ phần vỏ xanh khoai tây và nấu chín sẽ không sao. Dù lượng solanine trong ruột khoai chỉ bằng 1% so với ở mầm nhưng cũng có thể gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều và ăn cả mầm khoai. Solanine là loại chất khó bị phân hủy bởi nhiệt, cho dù hấp, luộc hoặc chiên cũng không làm giảm đi lượng chất độc quá nhiều.

Ngoài ra, khoai tây mọc mầm và chuyển màu xanh là dấu hiệu khoai bắt đầu hỏng. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào trong khoai như vitamin C, kali… bị suy giảm do oxy hóa và tiếp xúc với nhiệt độ cao, khoai cũng có vị đắng.

Trường hợp củ khoai mới nảy mầm nhỏ hoặc có các đốm xanh nhỏ, bạn vẫn có thể gọt vỏ thật dày cho hết phần xanh và mầm, khoét bỏ hết chân mầm tập trung solanine rồi mới được nấu ăn. Bỏ ngay những củ khoai chuyển xanh nhiều, phần củ bắt đầu héo, nhăn nheo và sờ vào thấy mềm. Tốt nhất bạn vẫn nên loại bỏ khoai tây mọc mầm ra khỏi thực đơn của gia đình.

Khoai tây mua về nên bảo quản trong môi trường mát mẻ, khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể cho khoai tây vào túi giấy để bảo quản tốt hơn. Hạn chế cho khoai tây chưa chế biến vào tủ lạnh hay tủ đông, có thể khiến tinh bột trong khoai chuyển thành đường.

Tránh để khoai tây gần hành hay trái cây giải phóng khí ethylene khi chín (táo, chuối). Chúng có thể thúc đẩy khoai tây mọc mầm và nhanh hỏng hơn.

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng