- Chuyên đề:
- Sức khỏe và du lịch
Giữ sức khỏe khi đi du lịch để tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi
Đảm bảo sức khỏe khi tự lái xe du lịch Hè này
Giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh khi đi du lịch
Cách chuẩn bị túi sơ cứu khi đi du lịch
Bản Liền: Điểm đến hút khách mới vùng Tây Bắc
Chuẩn bị thuốc men khi đi du lịch
Với người đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp, mỡ máu, viêm khớp… hãy mang theo tất cả thuốc mà bác sĩ kê đơn. Lượng thuốc mang đi nên dư ra một chút so với lượng cần dùng trong chuyến đi, phòng trường hợp chuyến bay bị hoãn hay lịch trình thay đổi.
Nếu đi máy bay, bạn nên chia nhỏ lượng thuốc mang theo: Để một phần trong hành lý xách tay và phần còn lại trong hành lý ký gửi. Nếu một trong hai bị thất lạc, bạn vẫn có thuốc để dùng tạm thời. Sử dụng hộp thuốc gốc có nhãn mác rõ ràng giúp bạn dễ dàng vượt qua kiểm tra an ninh sân bay và hải quan.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc thường gặp như thuốc giảm đau hạ sốt (acetaminophen), thuốc tiêu chảy, thuốc say tàu xe.
Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu

Duỗi chân tại chỗ khi đi máy bay giúp hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu
Những chuyến đi dài, hành khách phải ngồi một chỗ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch chân, gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Cục máu đông này có thể bong ra, di chuyển và mắc kẹt trong động mạch phổi, gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Người có nguy cơ gặp huyết khối tĩnh mạch sâu là người béo phì, vừa trải qua phẫu thuật trong vòng 3 tháng gần đây, có tiền sử đông máu, giãn tĩnh mạch.
Để phòng ngừa hiện tượng này, bạn nên đi tất (vớ) y khoa theo tư vấn của bác sĩ trong quá trình di chuyển. Nếu bạn đi xe đường dài, cứ 2-3 tiếng hãy nghỉ ngơi, đứng dậy, đi lại và duỗi chân. Nếu đi máy bay, cố gắng đứng dậy và đi bộ vài tiếng một lần. Ngay cả khi đang ngồi, bạn có thể thay đổi tư thế, gập duỗi bàn chân để máu lưu thông tốt hơn.
Nhiều người uống ít nước khi đi du lịch để tránh phải dùng nhà vệ sinh công cộng. Tuy nhiên, cơ thể mất nước khiến máu đặc lại, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Bạn nên uống đủ nước để giúp máu lưu thông trơn tru.
Phòng ngừa tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa

Tiêu chảy khi đi du lịch xảy ra do nhiễm khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng từ thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh
Khi đi du lịch, thưởng thức ẩm thực địa phương, du khách đối mặt với nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nhẹ thì đau bụng, nặng hơn thì tiêu chảy. Nguyên nhân chủ yếu đến từ thực phẩm, đồ uống bị nhiễm khuẩn. Thức ăn không được chế biến, bảo quản hoặc vệ sinh đúng cách có thể chứa vi khuẩn như E.coli, hoặc virus như norovirus.
Để hạn chế vấn đề này tốt nhất bạn nên tránh ăn rau sống, đồ tươi sống hoặc gỏi tái. Ưu tiên ăn trái cây đã rửa sạch, có thể tự gọt vỏ. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, hoặc chuẩn bị sẵn dung dịch sát khuẩn để làm sạch tay trước khi ăn.
Nếu chẳng may gặp vấn đề tiêu hóa, thuốc tiêu chảy mang theo lúc này sẽ phát huy tác dụng. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc có dấu hiệu mất nước, cần đến cơ sở y tế để được điều trị.
Thêm các mẹo nhỏ giúp chuyến đi an toàn và suôn sẻ hơn
- Dành ít nhất 1-2 ngày trong chuyến đi để nghỉ ngơi, không nên sắp xếp lịch quá dày đặc.
- Nếu đi du lịch đến vùng núi cao, cần tránh uống rượu và tập thể dục cường độ cao trong 2 ngày đầu khi đến nơi. Cả hai yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ say độ cao.
- Tiêm vaccine phòng cúm và các bệnh dễ truyền nhiễm khác trước chuyến đi.
- Ngủ đủ giấc trước khi khởi hành là cách tốt nhất để tránh mệt mỏi, nhất là trong những chuyến du lịch nước ngoài.
- Luôn mang theo giấy vệ sinh trong túi xách hoặc balo.
Bình luận của bạn