Biểu hiện gout cấp tính và những sai lầm khi điều trị

Khớp sưng to, đỏ và phù nề là một trong những biểu hiện đặc trưng của gout cấp tính

Hạt tophi và bệnh gout: Những điều bạn cần biết

Cách giảm đau do gout tự nhiên tại nhà

Mẹo hỗ trợ giảm cơn đau gout hiệu quả

Cải thiện triệu chứng gout nhẹ ngay từ giai đoạn đầu

Biểu hiện của gout cấp tính

Cơn gout cấp thường xuất hiện đột ngột ban đêm, gây sưng đau khớp dữ dội và làm người bệnh mất ngủ. Vị trí khớp thường xuất hiện cơn đau gout là khớp bàn - ngón chân cái (chiếm khoảng 60-70%). Khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng. Người bệnh chỉ cần va chạm nhẹ cũng rất đau. Trong cơn gout cấp, người bệnh có thể sốt vừa hoặc nhẹ.

Ngoài ra, các cơn đau gout cũng có thể gặp phải ở một số vị trí khớp khác như bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay... Lúc đầu chỉ viêm một khớp, sau đó có thể viêm nhiều khớp. Ngoài khớp ra, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị thương tổn.

Các dấu hiệu viêm khớp do gout có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi giảm dần. Các biểu hiện tại khớp sẽ đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ. Hết cơn gout cấp, khớp trở lại hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, cơn gout cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhưng cũng có thể rất xa, có khi trên 10 năm.

Sai lầm cần tránh khi điều trị gout cấp

 

Hiện nay, bệnh gout không chỉ đang có xu hướng gia tăng mà còn ngày càng trẻ hóa, nhiều người trẻ bị gout nặng với nhiều biến chứng. Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ mắc bệnh gout ở người trẻ tăng lên từ 15%-20% so với trước. Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ điều trị gout không tuân thủ tại bệnh viện chiếm 30%-40%.

Nguyên nhân là vì sau một đợt đau gout cấp chỉ cần uống thuốc 2 ngày là hết, nên nhiều người chủ quan, nghĩ bệnh ổn định và bỏ qua chế độ ăn uống, tập luyện, kiêng cữ. Chỉ đến khi cơn đau tái phát nhiều lần, người bệnh mới nhận thức rõ bệnh gout phải điều trị suốt đời.

Ngoài ra, việc tự ý dùng thuốc giảm đau, thuốc không nguồn gốc có thể gây xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, gãy xương, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh gout cần thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện để giúp ổn định chỉ số acid uric máu, ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát.

Gợi ý giải pháp cải thiện và ngăn ngừa cơn gout cấp từ thảo dược

Bên cạnh các lưu ý trên, để hỗ trợ giảm đau gout cấp hiệu quả, đồng thời ngăn nguy cơ tái phát, người bệnh nên tìm cho mình giải pháp giúp ổn định chỉ số acid uric máu an toàn, hiệu quả, có thể sử dụng lâu dài.

Nổi bật trên thị trường hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây trạch tả. Nghiên cứu tại trường Đại học Y Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2014 chứng minh: Trạch tả có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu và hỗ trợ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn được kết hợp bởi nhiều dược liệu quý giúp hỗ trợ chống viêm, giảm đau khi cơn gout cấp xuất hiện.

Để kiểm soát bệnh gout hiệu quả, người mắc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống, vận động khoa học. Ngoài ra, duy trì sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính trạch tả giúp ngăn chặn cơn gout tái phát hiệu quả.

Nguyễn Thanh (tổng hợp)

 

TPBVSK Hoàng Thống Phong - Hỗ trợ cho người bệnh gout

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số XNQC: 02493/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp