Bụng tích nhiều mỡ nội tạng, coi chừng nguy cơ mắc Alzheimer

Tỷ lệ mỡ nội tạng có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh Alzheimer từ rất sớm

Vitamin D giúp hạ huyết áp ở người cao tuổi béo phì?

Acid béo omega-3 và omega-6 có thể giúp ngăn ngừa ung thư

Béo phì: Không chỉ là do “cái miệng hại cái thân”

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, làm sao để phòng ngừa?

Mối liên hệ ban đầu giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa các tế bào thần kinh xảy ra ở não, dẫn đến sự suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Tuy ảnh hưởng của bệnh Alzheimer đến vỏ não vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn, một trong những cơ chế dẫn đến bệnh là sự tích tụ bất thường của hai loại protein amyloid và tau trong não.

Theo thông tin được chia sẻ tại Hội nghị thường niên của Hội Điện quang Bắc Mỹ (RSNA), tỷ lệ mỡ nội tạng trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ tích tụ các protein nói trên. Mối liên hệ này có thể được phát hiện rất sớm, 20 năm trước khi người bệnh có dấu hiệu sa sút trí tuệ. 

BS. Mahsa Dolatshahi – nghiên cứu sinh tại Viện Điện quang Mallinckrodt, Trường Đại học Y Washington (Mỹ) cùng các đồng nghiệp đã thực hiện nghiên cứu trên 80 người ở tuổi trung niên (với độ tuổi trung bình là 49). Đây là độ tuổi mà bệnh lý Alzheimer còn đang ở giai đoạn sớm nhất. Giảm cân và giảm mỡ nội tạng lúc này sẽ là phương pháp khả thi giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh. 

Mỡ nội tạng là loại chất béo bao quanh các cơ quan như gan, dạ dày và tim

Mỡ nội tạng là loại chất béo bao quanh các cơ quan như gan, dạ dày và tim

Trong số người tham gia có hơn một nửa là người béo phì, với chỉ số khối cơ thể trung bình là 32,31. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp cắt lớp phát xạ positron (chụp PET) não, chụp cộng hưởng từ (MRI) toàn thân, đánh giá chức năng chuyển hóa (đường huyết và insulin) cũng như chỉ số cholesterol. MRI vùng bụng cho thấy lượng mỡ dưới da và mỡ nội tạng - nằm ẩn sâu trong những cơ quan như gan, dạ dày và ruột.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ mỡ nội tạng cao liên quan đến sự gia tăng amyloid, chiếm 77% ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể đến sự tích tụ protein này. Các thành phần chất béo khác không ảnh hưởng đến sự liên quan giữa béo phì và bệnh Alzheimer.  

Bên cạnh đó, tình trạng kháng insulin và chỉ số “cholesterol tốt” HDL quá thấp cũng liên quan đến sự tích tụ amyloid. Tác động xấu của mỡ nội tạng cũng giảm bớt phần nào khi chỉ số HDL được cải thiện. 

Đây là nghiên cứu duy nhất hiện nay chứng minh mối liên hệ giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và các protein gây ra bệnh lý Alzheimer ở tuổi trung niên, mặc dù phải mất hàng chục năm tới triệu chứng mất trí nhớ do bệnh Alzheimer mới xuất hiện.

Kiểm soát béo phì để phòng ngừa Alzheimer

Người ở tuổi trung niên cần kiểm soát cân nặng để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, phòng ngừa Alzheimer

Người ở tuổi trung niên cần kiểm soát cân nặng để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, phòng ngừa Alzheimer

Tại Mỹ, có khoảng gần 7 triệu người trên 65 tuổi đang sống chung với bệnh Alzheimer. Đến năm 2050, con số này có thể tăng lên 13 triệu, làm gia tăng gánh nặng cho hệ thống y tế và xã hội. Không có cách nào để đảo ngược quá trình tiến triển bệnh Alzheimer, nhưng việc phát hiện và can thiệp sớm có thể giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo PGS.TS.BS Cyrus A. Raji – Viện Điện quang Mallinckrodt, nghiên cứu nhấn mạnh, quản lý nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ở người béo phì cần nhắm vào các vấn đề liên quan đến chuyển hóa thường phát sinh khi lượng mỡ trong cơ thể tăng cao.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày nghiên cứu cho thấy tình trạng béo phì và tăng mỡ nội tạng làm giảm lưu thông máu tới não. Hiểu rõ những tác động tiêu cực này, ngay từ sớm, cần điều chỉnh lối sống kết hợp dùng thuốc giảm cân phù hợp để giảm gánh nặng và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

 
Quỳnh Trang (Theo Scitech Daily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già