Làm thế nào để lựa chọn hải sản tốt cho sức khỏe?
Thận trọng với dị ứng hải sản
Nguy cơ nhiễm khuẩn đến từ món hàu sống
Bánh đa cua hải sản cho ngày mát giời
Lẩu nấm hải sản nấu nước dừa tươi
Ngày càng có nhiều người bổ sung cá, hải sản vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm bổ sung acid béo omega-3 cho cơ thể. Theo Christopher Golden - chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe hành tinh tại Trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan, bạn nên ăn các loài cá nhỏ và động vật thân mềm hai mảnh vỏ (sò, trai, ngao…). Đây là nhóm thực phẩm có thể giúp bạn bổ sung nhiều vi chất cần thiết như kẽm, sắt, vitamin B12 và omega-3.
Cụ thể, chuyên gia Golden khuyên bạn nên ăn 8 hải sản sau: Cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm, con trai, hàu, vẹm và sò điệp. Có 3 lý do bạn nên chọn các loại hải sản ở bậc thấp trong chuỗi thức ăn:
Giá trị dinh dưỡng cao
Chia sẻ với CNBC, chuyên gia Golden cho hay: "Trong số tất cả các thực phẩm có nguồn gốc từ môi trường nước, các loài cá nhỏ có giá trị dinh dưỡng trên khối lượng cân nặng cao nhất." Ví dụ, cá to khi ăn phải bỏ da, bỏ xương thì lượng calci sẽ không còn nhiều như cá nhỏ. Ngoài ra, chuyên gia Golden đánh giá các loài thân mềm hai mảnh vỏ (như vẹm, sò) cũng là nguồn kẽm và calci dồi dào và tốt cho sức khỏe.
Hàm lượng thủy ngân thấp
Chuyên gia Golden còn đang nghiên cứu về chênh lệch giữa hàm lượng thủy ngân trong hải sản. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng, các loài cá ở bậc cao trong chuỗi thức ăn dưới biển thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn. Chúng thường sống lâu, có kích cỡ lớn như cá mập, cá ngừ tươi, cá thu vua… Nguy cơ nhiễm độc thủy ngân cũng tăng lên khi bạn ăn chúng.
Cá nhỏ và ngao sò, đặc biệt ở vùng nước sạch và ít ô nhiễm, thường có hàm lượng kim loại nặng thấp hơn.
Lựa chọn tốt cho môi trường
Chuyên gia Golden cũng đánh giá, cá nhỏ và hải sản thân mềm là lựa chọn tốt nhất trong những nguồn thực phẩm bền vững từ động vật. Động vật hai mảnh có tác động tích cực với môi trường, thậm chí còn giúp lọc nước và giữ lại carbon trong nước. Mô hình nuôi sò, vẹm cũng không đòi hỏi thức ăn, nước uống hay bất cứ thứ gì khác.
Một thói quen ăn uống khác thân thiện với môi trường là sử dụng thực vật có nguồn gốc từ biển cả như rong biển, tảo bẹ. Rong biển ít calo và giàu chất xơ, đồng thời còn là nguồn iod cần thiết cho hormone tuyến giáp.
Chuyên gia đến từ Harvard lưu ý, người tiêu dùng nên lựa chọn hải sản có nguồn gốc xuất xứ uy tín. Khi chế biến hải sản, nên ăn chín và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bình luận của bạn