Thận trọng khi cho trẻ em dùng melatonin cải thiện giấc ngủ

Cho trẻ uống melatonin để cải thiện giấc ngủ có thực sự an toàn?

Giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả không kém melatonin

Bổ sung quá liều melatonin có thể ảnh hưởng gì tới cơ thể?

Những điều cần lưu ý khi cải thiện giấc ngủ với melatonin

Muốn dễ ngủ, ngủ ngon hơn: Nên bổ sung melatonin hay magne?

Khảo sát mới của Viện Hàn lâm Y học giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), có tới 46% cha mẹ cho trẻ dưới 13 tuổi uống thực phẩm bổ sung chứa melatonin nhằm cải thiện giấc ngủ. Khoảng 30% cha mẹ cho trẻ tuổi vị thành niên (13-19) melatonin. AASM đánh giá đây là những con số "gây sốc", đặc biệt là khi có rất ít bằng chứng cho thấy melatonin có thể cải thiện chứng mất ngủ ở trẻ em.

Melatonin là một hormone được tuyến tùng sản xuất, giúp điều chỉnh nhịp sinh học trong cơ thể con người. Thông thường, nồng độ melatonin sẽ tăng cao vào buổi tối báo cho cơ thể biết rằng “đã đến giờ đi ngủ”. 

Kể từ đại dịch COVID-19, do mức độ căng thẳng tăng cao, nhiều người bị mất ngủ và tìm tới giải pháp bổ sung melatonin hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, tại Mỹ, mặt hàng này không được kiểm soát bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Vì vậy, liều lượng melatonin trong các sản phẩm có sự khác biệt rất lớn, đặc biệt ở các sản phẩm dạng kẹo, viên nhai.

Trước đó, AASM phát hiện nhiều sản phẩm có hàm lượng melatonin chỉ bằng một nửa, đôi khi lại cao gấp 4 lần hàm lượng công bố trên bao bì. Một số còn chứa các chất hóa học cần được kê đơn trước khi sử dụng.

Cha mẹ cần coi melatonin giống như bất kỳ loại thuốc nào và cất ở nơi tránh xa tầm tay của trẻ

Cha mẹ cần coi melatonin giống như bất kỳ loại thuốc nào và cất ở nơi tránh xa tầm tay của trẻ

Nghiên cứu năm 2022 tại Mỹ ghi nhận, từ năm 2012-2022, số ca trẻ em bị ngộ độc melatonin đã tăng 530%. Đối với hầu hết trẻ em, quá liều melatonin chỉ gây buồn ngủ quá mức (có thể dễ dàng đánh thức hoặc không thể đánh thức trẻ). Cá biệt một số trẻ có thể phải nhập viện, thậm chí tử vong do quá liều melatonin.

Chia sẻ với báo chí, TS M. Adeel Rishi – Chủ tịch Ủy ban An toàn cộng đồng của AASM cho hay: "Nhiều vấn đề về giấc ngủ mà trẻ gặp phải có thể cải thiện bằng những thay đổi trong hành vi. Vì vậy, trước khi tìm tới melatonin, cha mẹ nên giúp trẻ xây dựng lịch ngủ cố định và thói quen tốt trước giờ ngủ."

TS Rishi nhấn mạnh, nếu cân nhắc sử dụng melatonin, phụ huynh cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, xin tư vấn về liều lượng và thời gian uống phù hợp với trẻ. Gia đình có trẻ em cần cất thực phẩm bổ sung melatonin, đặc biệt là dạng "kẹo ngủ" xa tầm tay của trẻ.

AASM khuyến cáo một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ tuổi học đường:

- Duy trì lịch thức - ngủ đều đặn, cố định hàng ngày (kể cả cuối tuần).

- Hạn chế sử dụng thiết bị màn hình (máy tính, điện thoại, tivi) phát ra ánh sáng xanh vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Khuyến khích trẻ tắt tất cả các thiết bị ít nhất 30 - 60 phút trước giờ đi ngủ.

- Tạo cho trẻ thói quen thư giãn lành mạnh vào buổi tối như tắm nước ấm, viết nhật ký, đọc sách. 

 
Quỳnh Trang (Theo Medical Xpress)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ