Cẩn trọng với ung thư tuyến vú ở nam giới

Hình ảnh bệnh nhân chụp cộng hưởng từ tuyến vú có khối u ngay dưới núm vú trái kích thước 21x28mm - Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai.

Ai có nguy cơ cao mắc ung thư gan?

Hướng dẫn 5 bước đơn giản tự khám tầm soát ung thư vú tại nhà

Y tế tuần: Ghép tế bào gốc kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư máu

Lưu ý 5 dấu hiệu ung thư dễ nhầm với cảm lạnh

Khoảng 6 tháng trước khi vào viện, bệnh nhân tự sờ thấy khối u vú trái, không đau tức, đi khám tại y tế cơ sở nghĩ nhiều u lành tính không điều trị gì. Khoảng 1 tháng trước khi vào viện, bệnh nhân thấy khối u vú trái to dần, kèm theo đau tức tuyến vú trái, ở nhà có dùng thuốc nhưng không đỡ.

Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán theo dõi ung thư tuyến vú trái/stent mạch vành và nhập viện chẩn đoán, điều trị tiếp.

Tiền sử bệnh nhân đặt stent mạch vành 2 lần năm 2014 và 2019, đang duy trì thuốc tim mạch và tái khám định kì.

Bệnh nhân được hội chẩn và chỉ định phẫu thuật Patey tuyến vú trái: cắt toàn bộ tuyến vú trái, vét hạch. Sau hậu phẫu, bệnh nhân ổn định, sẽ tiếp tục điều trị các liệu pháp toàn thân (hóa trị, nội tiết…) kết hợp với điều trị và theo dõi bệnh lý về tim mạch.

ung thư vú ở nam giới là một loại ung thư hiếm gặp, được hình thành trong mô vú của nam giới. Mặc dù ung thư vú thường được coi là căn bệnh của phụ nữ, nhưng ung thư vú vẫn xảy ra ở cả nam giới với tỷ lệ khá thấp. Ung thư vú nam phổ biến nhất ở nam giới lớn tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Đến nay người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ung thư vú ở nam giới, di truyền gene có thể làm tăng nguy cơ. Một số nam giới thừa hưởng gene bất thường (đột biến) từ cha mẹ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Đột biến ở một số loại gene, đặc biệt là gene có tên BRCA2 sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới, như:

- Người lớn tuổi: Nam giới nhiều tuổi thì nguy cơ ung thư vú tăng (thường trên 60 tuổi)

- Đã sử dụng estrogene: Nam giới đã dùng thuốc liên quan đến estrogene, chẳng hạn như thuốc dùng trong liệu pháp hormone điều trị ung thư tuyến tiền liệt… thì nguy cơ ung thư vú ở nam giới sẽ tăng lên.

- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: Nếu có người thân trong gia đình bị ung thư vú, thì nam giới trong gia đình này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Hội chứng Klinefelter: Hội chứng di truyền này xảy ra khi các bé trai được sinh ra với nhiều hơn một bản sao của nhiễm sắc thể X. Hội chứng Klinefelter khiến tinh hoàn phát triển bất thường. Kết quả là, những người đàn ông mắc hội chứng này sản xuất ra một số lượng nội tiết tố nam (androgene) thấp hơn và nhiều nội tiết tố nữ (estrogene) hơn.

- Bệnh gan: Một số bệnh lý, chẳng hạn như xơ gan, có thể làm giảm nội tiết tố nam và tăng nội tiết tố nữ, làm tăng nguy cơ ung thư vú.

- Béo phì: Béo phì có liên quan đến nồng độ estrogene trong cơ thể cao hơn, làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới.

- Bệnh tinh hoàn hoặc phẫu thuật: Bị viêm tinh hoàn hoặc phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới.

Về điều trị, ung thư tuyến vú ở nam giới cũng giống như ở nữ giới, ngày nay đã có nhiều tiến bộ, bên cạnh những phương pháp điều trị căn bản (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết, điều trị đích…) đã mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh, góp phần kéo dài thời gian sống cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư vú.

Ung thư nói chung và ung thư vú ở nam giới nói riêng có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ngay từ giai đoạn sớm và có phương pháp điều trị đúng, kịp thời. Để phòng ngừa bệnh ung thư vú, nam giới cần có chế độ ăn uống khoa học, tránh các thực phẩm độc hại như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chế biến sẵn, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc bức xạ, tập thể dục hàng ngày…, thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1-2 lần…

 
Việt An (Theo BV Bạch Mai)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già