Viêm khớp đầu gối phải chăm sóc thế nào?

Thoái hóa khớp gối không chỉ gây tổn thương sụn khớp mà còn làm giảm dịch khớp

Làm thế nào để giảm đau khớp gối?

Tràn dịch khớp gối nên làm gì để cải thiện nhanh tình trạng bệnh?

Hình thức tập luyện giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối hữu hiệu

Chạy bộ có thực sự gây hại cho khớp gối?

Thực phẩm chức năng cho người bị viêm khớp gối

Đầu gối có khớp phức tạp bậc nhất, đồng thời phải gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị tổn thương do bệnh thoái hóa khớp. Đây không đơn thuần là hệ quả của “hao mòn” theo tuổi tác. Bản chất thoái hóa khớp là tình trạng viêm lặp đi lặp lại, cơ thể sẽ tiết ra các enzyme phá hủy sụn khớp. Sụn bị tổn thương càng nhiều thì phản ứng viêm càng nghiêm trọng, về lâu dài không thể phục hồi.  

Thoái hóa khớp không thể đảo ngược. Tuy nhiên, nhờ việc điều trị sớm và thay đổi chế độ sinh hoạt, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn bệnh trở nặng, tránh nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp.

Một số thực phẩm chức năng chứa dưỡng chất tốt cho khớp gối gồm:

Nghệ

Nghệ chứa nhiều chất curcumin có thể giúp giảm đau, viêm khớp

Nghệ chứa nhiều chất curcumin có thể giúp giảm đau, viêm khớp

Trong nghệ chứa curcumin, hoạt chất sinh học có tác dụng chống viêm tương tự thuốc giảm viêm không steroid (NSAID). Một nghiên cứu tổng quan trên Tạp chí Y học Vương quốc Anh (BMJ) cũng ghi nhận rằng việc sử dụng nghệ hoặc curcumin đã giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối.

Glucosamine

Glucosamine tham gia vào quá trình hình thành sụn và có thể làm chậm sự thoái hóa sụn. Một số nghiên cứu cho thấy glucosamine giúp giảm đau khớp gối, nhưng không phải người bệnh nào cũng nhận thấy lợi ích này. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chondroitin

Tác dụng nuôi dưỡng khớp và hỗ trợ sức khỏe sụn của chondroitin đã được kiểm chứng qua hơn 20 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.

Vitamin D

Bổ sung vitamin D không chỉ giúp duy trì sức khỏe xương tổng thể, mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch và góp phần giảm hiện tượng viêm ở khớp.

Chọn giày dép phù hợp

Khớp gối không hoạt động độc lập mà liên kết chặt chẽ với mắt cá chân, hông, lưng và cột sống. Chỉ cần một vấn đề nhỏ như bàn chân bẹt hay dáng đi sai lệch cũng có thể khiến cơn đau khớp trở nặng.  

Người bệnh viêm khớp do thoái hóa nên chọn giày có đế dày, phần mũi chân đủ rộng rãi, có độ cong nâng đỡ vòm chân. Người bệnh bị mòn sụn nặng có thể dùng băng đầu gối, nẹp chuyên dụng để điều chỉnh tư thế chân. 

Để xác định chính xác và có hướng can thiệp phù hợp, người bệnh có thể tìm đến bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu.

Lắng nghe sức khỏe

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên tập thể dục vừa sức, chọn các bài ít tác động lên khớp

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên tập thể dục vừa sức, chọn các bài ít tác động lên khớp

Tập luyện cũng giống như dùng thuốc, cần đúng “liều lượng”. Nếu cảm thấy đau khi vận động, đó là dấu hiệu cơ thể cần nghỉ ngơi hoặc bài tập đó không phù hợp. Người bị thoái hóa khớp gối cần chú ý lắng nghe cơ thể và điều chỉnh tốc độ luyện tập, không thể so sánh mình với người khỏe mạnh khác.

Nên ngừng tập nếu đầu gối bị sưng, cơn đau kéo dài và cản trở biên độ vận động. Người bệnh thoái hóa khớp nên chọn các bài tập ít tác động lên khớp như bơi lội, đạp xe, tập với máy rowing. Nếu muốn đi bộ hoặc chạy bộ, nên chọn địa hình sân cỏ, hạn chế chạy trên đường nhựa hay máy chạy bộ. 

Giảm cân

Giảm cân là cách hiệu quả để giảm tải cho khớp gối, cải thiện tình trạng đau khớp. Tuy nhiên ngoài chỉ số cân nặng, bạn còn cần cân nhắc cơ thể chứa nhiều mỡ hay nhiều cơ. Tăng cơ quanh đầu gối, nhất là cơ đùi trước và cơ gân kheo sẽ giúp giảm gánh nặng cho đầu gối. Nghiên cứu của Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (RSNA) cũng cho thấy người có cơ đùi khỏe ít phải thay khớp gối hơn.

Ngủ đủ giấc và kiểm soát stress

Giấc ngủ là thời điểm cơ thể phục hồi. Trái lại, mất ngủ và stress kéo dài lại kích thích hiện tượng viêm, khiến cơn đau trở nặng và kích hoạt vòng tuần hoàn tổn thương với khớp. Người bệnh thoái hóa khớp cần ưu tiên cho giấc ngủ, tìm cách giải tỏa stress lành mạnh.

Thay đổi chế độ ăn

Người bệnh thoái hóa khớp gối cần chế độ ăn chống viêm theo quy tắc Địa Trung Hải, với đầy đủ protein để phục hồi cơ bắp. Cá béo giàu omega-3 là một nguồn protein tốt cho sức khỏe. Đồng thời, cần hạn chế ăn thịt chế biến sẵn, kẹo ngọt và nước ngọt.

Duy trì sự linh hoạt của khớp

Dịch khớp có nhiệm vụ bôi trơn khớp và giảm ma sát khi vận động, đồng thời nuôi dưỡng sụn và các mô xung quanh. Duy trì thói quen giãn cơ hai lần/ngày, với những động tác dễ thực hiện ngay trên giường, giúp bạn duy trì phạm vi vận động và bảo vệ khớp.

 
Quỳnh Trang (Theo Telegraph)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp