Người bệnh đái tháo đường có ăn được bánh mì không?

Không phải loại bánh mì nào cũng phù hợp với người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường có vết xước ở bàn chân mãi không khỏi, chữa thế nào?

Người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc răng miệng, bàn chân mỗi tối

Bị đái tháo đường: Nên chú ý tới chỉ số chuyển hóa đường huyết

Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với các thực phẩm giàu protein

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn bánh mì không?

Người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate vì chúng có thể khiến đường huyết tăng cao. Các thực phẩm giàu carbohydrate có thể kể tới như các món tráng miệng nhiều đường, bún, miến, phở, ngũ cốc, trái cây… và cả bánh mì.

Tuy nhiên, việc cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm giàu carbohydrate khỏi chế độ ăn uống hàng ngày không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường chỉ cần chú ý hơn tới lượng carbohydrate mình ăn, cũng như nên chú ý lựa chọn các thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh hơn.

Hầu hết các loại bánh mì trắng đều được làm từ bột mì tinh chế. Chúng cũng thường chứa nhiều đường, nhiều calorie… Do đó, đây không phải lựa chọn phù hợp với người bệnh đái tháo đường.

Thay vào đó, người bệnh đái tháo đường nên chọn các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt (ví dụ như làm từ yến mạch) nhiều chất xơ, thay cho bánh mì trắng thông thường. Bạn cũng có thể tự làm bánh mì tại nhà với các nguyên liệu “thân thiện” với bệnh đái tháo đường. Điều này sẽ cho phép bạn thưởng thức món bánh mì yêu thích mà không lo đường huyết tăng cao quá mức.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt

Chỉ số đường huyết (chỉ số GI) của bánh mì

Chỉ số đường huyết (chỉ số GI) của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì trắng thường có chỉ số GI trên 70, do đó được đánh giá là thực phẩm có chỉ số GI cao.

Trong khi đó, các loại bánh mì làm từ bột mì nguyên chất, bánh mì lúa mạch đen… thường có chỉ số GI trung bình (từ 56 - 69). Bánh mì làm từ lúa mì nguyên chất có thể có chỉ số GI thấp (dưới 55) và được đánh giá là loại bánh mì phù hợp nhất với người bệnh đái tháo đường.

Cách nào để ăn bánh mì không bị tăng đường huyết sau ăn?

Chọn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt

Các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt thường có chỉ số GI thấp hơn. Bánh mì càng làm từ bột mì ít qua chế biến càng có chỉ số GI thấp.

Giảm hàm lượng đường khi tự làm bánh mì tại nhà

Khi làm bánh mì, bạn sẽ cần thêm một chút đường để làm “thức ăn” cho men. Các loại bánh mì chế biến sẵn thường có nhiều đường để men hoạt động tốt hơn, giúp bánh mì nở hơn.

Tuy nhiên, nếu mắc bệnh đái tháo đường, bạn có thể chủ động giảm lượng đường khi làm bánh mì tại nhà, giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn.

Thêm vào các nguyên liệu lành mạnh

Nếu tự làm bánh mì tại nhà, bạn có thể thay thế một phần bột mì bằng các thành phần giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein như hạt lanh, hạt chia, cám lúa mì, yến mạch… để làm giảm chỉ số GI cho món ăn.

Chú ý tới các nguyên liệu ăn kèm cùng bánh mì

Bạn có thể làm giảm chỉ số GI của món bánh mì bằng cách thay thế chocolate, mứt… nhiều đường bằng các món ăn kèm lạnh mạnh hơn như bơ lạc (bơ đậu phộng), quả bơ.

Sử dụng thảo dược để ổn định đường huyết

Một số loại thảo dược đã được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa tăng đường huyết sau khi ăn, đó là lá xoài Ấn Độ, lá neem, hoàng bá, quế chi, mướp đắng. Bạn nên sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần này để giữ cho đường huyết luôn trong ngưỡng an toàn.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday/Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường

Glutex với thành phần chính là lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng