Đồ uống có đường và tác hại không thể đảo ngược

Đồ uống có đường phổ biến bao gồm nước ngọt, nước ép trái cây, nước uống thể thao, nước tăng lực,...

Infographic: Sự thật về đồ uống có đường

Nước ngọt - "thủ phạm" gây ra 8.000 ca đái tháo đường mỗi năm

Cho trẻ uống nhiều đồ uống có đường, làm tăng nguy cơ hen suyễn

Đồ uống có đường và nguy cơ ung thư gan ở phụ nữ lớn tuổi

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 100.000 người trưởng thành trong suốt 30 năm. Kết quả cho thấy những người sử dụng đồ uống có đường hoặc đồ uống có vị ngọt nhân tạo hơn 2 lần/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, bất kể họ có hoạt động thể chất thường xuyên hay không.

Nguy cơ này cũng cao hơn đối với những người sử dụng các loại đồ uống này hàng ngày. Ngay cả khi họ có hoạt động thể chất 150 phút/tuần, cũng không thể chống lại tác động của việc sử dụng đồ uống có đường mang lại.

Theo ông Hosam Hmoud, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Northwell Lenox Hill (Mỹ), đồ uống có đường thường được chế biến từ các nguyên liệu nhân tạo, nhiều đường và ít chất xơ. Quá trình chế biến này làm mất đi các chất dinh dưỡng có lợi và tạo ra các hợp chất có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch,….

Mặc dù tập thể dục có thể làm giảm mức độ viêm cơ bản trong cơ thể, nhưng nó không thể bù đắp cho chế độ ăn nhiều đường và những tổn thương mà nó gây ra cho cơ thể.

"Hãy coi tập thể dục như một van điều khiển hệ thống miễn dịch của con người. Tuy nhiên, thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống nhiều đường làm tăng mức độ viêm cơ bản, điều này đẩy nhanh quá trình tích tụ mảng bám trong động mạch và cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.", Bác sĩ Hmoud giải thích.

Tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe

Bà Jacquelyn Davis, Chuyên gia dinh dưỡng và Quản lý Dinh dưỡng Lâm sàng tại Bệnh viện Bridgeport thuộc Yale New Haven Health (Mỹ), cho biết: "Đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng cân do tiêu thụ quá nhiều calo và đường, sâu răng do hàm lượng đường cao nuôi dưỡng vi khuẩn phát triển, bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch."

Lượng đường dư thừa trong chế độ ăn cũng có thể dẫn đến tăng triglyceride, một loại lipid, lưu thông trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch theo thời gian. Lượng đường hấp thụ quá nhiều có thể gây quá tải cho gan, dẫn đến tình trạng sức khỏe trao đổi chất kém.

Ngoài ra, lượng đường hấp thụ quá nhiều cũng thúc đẩy viêm mạn tính, gây áp lực lên tim và mạch máu, là yếu tố khởi phát của bệnh tim mạch. Ngoài ra, đường bổ sung là nguồn cung cấp 'calo rỗng' trong chế độ ăn, nó không mang lại lợi ích về dinh dưỡng và có thể dẫn đến thừa cân, béo phì – những yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạn tính.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm, chọn loại đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không đường và chuyển sang uống nước lọc (có thể thêm vài lát trái cây để tạo hương vị), cà phê hoặc trà không thêm đường,...

 
Việt An (Theo Medical News Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp