- Chuyên đề:
- Thực phẩm bẩn - sạch
Đồ ăn để quá lâu dễ bị biến chất
Nước nhiễm E.coli khiến 206 công nhân ngộ độc
Ơn giời... không phải ngộ độc!
Cấp cứu kịp thời 110 công nhân bị ngộ độc ở Trà Vinh
Gần 200 công nhân nhập viện do ngộ độc
Ăn sam, 5 người ngộ độc, 1 người chết
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc. Nguyên nhân do thực phẩm bị nhiễm khuẩn (từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc...); Bị nhiễm các chất hóa học (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia...); Bị biến chất khi để quá lâu hoặc bản thân thực phẩm có chứa chất độc (cá nóc, gan cóc, nấm độc…).
Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm
Khi có trường hợp nghi ngộ độc do thức ăn thì nhất thiết phải dừng ngay việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu,… để gửi đi xét nghiệm, nhanh chóng cấp cứu cho người bị ngộ độc.
Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, làm cản trở sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá huỷ độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Trường hợp chất độc chưa bị hấp thu: Phải rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 – 6h. Thường được rửa bằng nước ấm hoặc khi biết rõ chất độc có thể rửa bằng nước pha thêm thuốc phá huỷ chất độc như dung dịch rửa xanh methylen trong ngộ độc sắn.
Gây nôn khi bị ngộ độc nhẹ
Gây nôn thông thường bằng cách ngoáy họng. Nếu người bị ngộ độc còn tỉnh táo có thể cho uống nước muối (2 thìa canh muối pha vào 1 cốc nước ấm), dung dịch đồng sunfat (0,5gr cho 1 cốc nước), dung dịch kẽm sunfat (2gr cho 1 cốc nước). Nếu thời gian ngộ độc tương đối lâu, chất độc có thể còn lưu lại trong ruột thì cho uống 15 - 20gr magne sunfat để tẩy.
Trường hợp chất độc đã bị hấp thu một phần: Có thể dùng những chất kiềm yếu như nước xà phòng 1%, nước magne ocid 4%, cứ cách 5 phút lại uống 15ml. Trường hợp ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như dấm, nước quả chua,… Hoặc cũng có thể uống than hoạt tính (5 - 10gr), hoặc bột đất sét hấp phụ (30 - 40gr).
Nếu ngộ độc kiềm có thể dùng nước chè đặc hoặc 15 giọt cồn iod hoà vào 1 cốc nước uống.
Phòng tránh là cách tốt nhất
Chọn thực phẩm an toàn, các loại rau nên chọn mua tại nơi uy tín, hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh. Nên mua thực phẩm chế biến sẵn ở những nơi có uy tín và bảo quản hợp vệ sinh. Chọn mua đồ hộp cần chú ý hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nơi sản xuất, nhà phân phối, thành phần, phần hộp đựng không được móp méo, phồng hay gỉ sét.
Nên mua rau quả tươi đúng mùa vụ
Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 - 30 phút.
Nếu ăn lẩu trong dịp Tết, cần rửa rau sạch, nhúng rau thịt đủ chín, tránh ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.
Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Cần vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tránh tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, cũng cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.
Bình luận của bạn