Hoa cúc La Mã có nhiều tác dụng trong làm đẹp
Trà xanh hay trà hoa cúc – loại nào giảm cân tốt hơn?
Hướng dẫn pha trà hoa cúc mật ong thanh nhiệt, mát gan
Dùng tinh dầu hoa cúc để giảm căng thẳng, lo âu: Cần lưu ý gì?
Thuốc Nam trong vườn: 5 loại cây thuốc gia vị quen thuộc
Hoa cúc La Mã có tên khoa học là Chamomile recutita, thuộc họ hoa cúc. Hoa cúc La Mã thường mọc hoang ở khắp châu Âu và vùng ôn đới thuộc châu Á. Ở Việt Nam, hoa cúc La Mã được trồng nhiều tại Đà Lạt và một số tỉnh ở Tây Nguyên. Thân cây cúc La Mã phân nhánh, cứng, nhẵn và cao từ 15-60 cm. Lá dài, bản hẹp có hình lông chim, chia làm 2 hoặc 3 thùy. Hoa có nhụy vàng, cánh trắng dạng nhỏ.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược phẩm Thụy Sỹ, hoa cúc La Mã chứa nhiều thành phần như flavonoid và terpenoid. Đây đều là 2 dưỡng chất có lợi cho làn da, cụ thể như sau:
Điều trị bệnh chàm
Nguyên nhân gốc rễ của bệnh chàm, gây ra tình trạng da khô, phát ban, ngứa là tình trạng viêm. Do vậy, sử dụng các hợp chất chống viêm có thể điều trị bệnh chàm hiệu quả.
TS. Nistha Patel, bác sĩ da liễu làm việc tại phòng khám Kosmoderma (Ấn Độ) cho biết, hoa cúc La Mã chứa 2 hợp chất chống viêm mạnh là chamazulene và alpha – bisabolol. Chúng có công dụng hỗ trợ giảm kích ứng da, giảm viêm, từ đó hỗ trợ điều trị các vấn đề về da do bệnh chàm gây nên.
Cấp nước cho làn da
Mặc dù hoa cúc La Mã không phải là một chất dưỡng ẩm mạnh mẽ như hyaluronic acid hay glycerin, nhưng các hợp chất trong hoa cúc có thể giúp cải thiện khả năng giữ ẩm tự nhiên của da bằng cách giảm viêm và bảo vệ da khỏi sự mất nước, đặc biệt với làn da khô hoặc da đang bị kích ứng.
Giảm mụn trứng cá
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Công nghệ thông tin Y học Quốc tế, hoa cúc La Mã có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn cùng nhiều chất chống oxy hóa. Nhờ đó sẽ giảm tình trạng mụn trứng cá và giữ cho làn da luôn sạch sẽ.
Ức chế sản xuất melanin
TS. Patel cho biết, các chất chống oxy hóa trong hoa cúc La Mã còn có tác dụng ngăn ngừa tổn thương gốc tự do, từ đó ức chế sản xuất melain trên da. Điều này sẽ hỗ trợ làm sáng các đốm đen, đồng thời giúp làm dịu da, giảm bọng mắt và làm sáng quầng thâm hiệu quả.
Làm lành vết thương
Hoa cúc La Mã có thể giúp chữa lành vết thương nhỏ hoặc sẹo do mụn gây nên. Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện ra rằng thuốc mỡ có chiết xuất từ hoa cúc La Mã có tác dụng kháng khuẩn vết thương bị nhiễm trùng và làm lành vết thương nhanh hơn.
Cách làm đẹp da bằng chiết xuất cúc La Mã
Chiết xuất cúc La Mã có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau.
Bôi trực tiếp: Chiết xuất cúc La Mã rất lành tính nên việc thoa trực tiếp lên da có thể hỗ trợ điều trị các hội chứng về da như: châm chích, ửng đỏ, kích ứng hoặc bệnh chàm.
Theo đường uống: Với phương pháp này, bạn hòa tan khoảng 2 - 3 giọt tinh dầu hoa cúc La Mã vào một cốc nước đầy và sử dụng vào mỗi buổi sáng hàng ngày.
Theo đường tắm: Ở một số nước phương Tây, phụ nữ rất thích hòa tan chiết xuất hoa cúc La Mã vào nước tắm và ngâm mình trong khoảng 10 phút. Cách làm đẹp này giúp làm mềm da, dưỡng ẩm và hỗ trợ thư giãn hiệu quả.
Lưu ý: Mặc dù chiết xuất hoa cúc La Mã xuất hiện phổ biến trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp về da hay tóc như: sữa dưỡng da, sữa tắm, dầu gội, mặt nạ, kem trị mụn... Bạn chỉ nên lựa chọn sản phẩm có chiết xuất từ 0.5 - 5% để tránh bị kích ứng.
Bên cạnh đó, cần tránh để loại tinh dầu này rơi vào mắt hay những vùng nhạy cảm, đặc biệt là vết thương hở. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và người bệnh kinh niên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bình luận của bạn