Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng và vitamin
3 món tráng miệng ngon mát từ vải thiều
Cách nấu chè hạt sen vải thiều thơm ngon
Infographic: Những lợi ích sức khỏe ít ai biết của vải thiều
5 điều kiện để vải thiều Việt Nam được xuất sang Australia
Tuy nhiên, trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn một lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên một số đối tượng không nên ăn nhiều vải thiều.
Người bị đái tháo đường
Vải thiều là loại quả chứa hàm lượng đường rất cao, khi ăn nhiều dễ làm tăng lượng đường trong máu. Vì thế, loại quả này không được khuyến khích cho những người bị bệnh đái tháo đường. Nếu mắc căn bệnh này, tốt nhất bạn nên chọn ăn những loại hoa quả khác để tránh làm bệnh nặng hơn.
Người máu nóng, nhiệt miệng
Vải thiều nổi tiếng là loại quả có tính nóng, ăn nhiều sẽ sinh nhiệt trong người, dễ nổi mụn, ban đỏ, nhiệt miệng… Do đó những người máu nóng không nên ăn nhiều loại quả này, để tránh dẫn tới những phản ứng xấu như mụn nhọt, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…
Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt… cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều.
Tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được vải thiều
Người bị thủy đậu
Khi bị thủy đậu bạn tuyệt đối kiêng đồ nóng, trong đó ăn vải lại dễ gây nóng trong người. Hơn thế nữa, người bị thủy đậu thường nổi nốt trên cơ thể. Để tránh bị bội nhiễm, vỡ nốt, bạn cần tránh ăn vải để bảo vệ bản thân.
Thai phụ từng mắc chứng đái tháo đường, thừa cân
Đối với những bà bầu đã từng mắc chứng đái tháo đường, thừa cân thì vải thiều cũng không phải là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bởi loại quả này chứa lượng đường lớn, có thể khiến những bà bầu từng mắc đái tháo đường hoặc thừa cân bị tái phát bệnh rất nguy hiểm
Trẻ em
Hệ tiêu hóa của trẻ con non yếu, do đó cha mẹ không nên cho con ăn nhiều vải thiều một lúc. Bởi điều này có thể gây nóng trong, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng dị ứng. Mỗi lần chỉ nên cho trẻ ăn từ 5 – 6 quả vải thiều để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra cũng không nên ăn vải khi đói, bởi sẽ khiến cơ thể đột ngột bị ngấm quá nhiều đường có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Bình luận của bạn