Trà chai: Thức uống nên thưởng thức vào mùa Thu này

Trà chai là trà sữa được ủ với các loại gia vị thơm đặc trưng

7 thức uống giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc

5 thức uống chống viêm nên thưởng thức hàng ngày

6 thức uống giàu chất điện giải không ngờ tới

Acid uric máu cao nên uống gì?

Có gì trong trà chai?

Trà chai bắt nguồn từ Ấn Độ, còn được gọi là trà masala. Từ “chai” trong tiếng Hindi có chung nguồn gốc với từ “trà” trong tiếng Hán. Hương vị đặc trưng của trà chai đến từ sự kết hợp của trà đen với quế, đinh hương, gừng và bạch đậu khấu… Trà chai cũng được pha với sữa, thêm đường hoặc mật ong để tạo ra vị ngọt.

Dù chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của trà chai, các gia vị trong trà có nhiều tiềm năng với sức khỏe.

Giàu chất chống oxy hóa

Trà chai chứa các nguyên liệu giàu chất chống oxy hóa và chống viêm, từ đó góp phần giảm tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể. Đơn cử, trong quế có chứa cinnamaldehyde, hợp chất có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Gừng cũng chứa 2 hợp chất có hoạt tính sinh học là gingerol và shogaol, giúp ức chế hiện tượng viêm.

Hỗ trợ chức năng não bộ

Gừng và quế vừa tạo nên vị ấm nóng, vừa giàu chất chống oxy hóa

Gừng và quế vừa tạo nên vị ấm nóng, vừa giàu chất chống oxy hóa

Trà chai chứa một lượng caffeine chỉ bằng một nửa so với các thức uống như cà phê. Thưởng thức trà chai vẫn có thể giúp bạn tỉnh táo, cải thiện khả năng tập trung hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy, gừng và quế trong trà chai giúp cải thiện chức năng nhận thức.

Cung cấp năng lượng

Ngoài caffeine, trong trà đen còn chứa acid amino L-theanine giúp cung cấp năng lượng. Hàm lượng đường được sử dụng khi pha chế trà chai cũng góp phần giúp bạn bớt mệt mỏi, uể oải. Dù vậy, bạn cần thưởng thức đồ uống có đường như trà sữa ở mức độ hợp lý để tránh làm đường huyết dao động quá mức.

Cũng vì thành phần caffeine và đường trong trà chai, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng thức uống này.

Cách pha chế trà chai

Trà chai pha với sữa, gừng và quế thích hợp để thưởng thức trong ngày trời se lạnh

Trà chai pha với sữa, gừng và quế thích hợp để thưởng thức trong ngày trời se lạnh

Trà chai không chỉ được yêu thích ở Ấn Độ mà ngày càng phổ biến ở các nước phương Tây. Thức uống này xuất hiện trong menu của nhiều quán cà phê, đồng thời còn được bán ở dạng bột pha sẵn, trà túi lọc, trà đóng chai.

Nếu muốn thử sức pha chế trà chai tại nhà, bạn nên bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu cần thiết:

- Chọn trà: Chọn trà đen (hay hồng trà) làm thành phần chính cho thức uống. Người đang kiêng caffeine có thể sử dụng trà rooibos (hồng trà Nam Phi).

- Chọn gia vị: Trà chai đa dạng về công thức, nhưng thường sử dụng nhất là gia vị quế, gừng, bạch đậu khấu. Các gia vị khô như quế, đinh hương, hồi nên cho vào máy xay hoặc cối giã nhỏ thành bột. Bạn có thể mua chiết xuất gia vị trà chai ở dạng siro.

- Chọn sữa và chất làm ngọt: Trà chai có thể pha chế với sữa bò, sữa hạt đều thơm ngon. Bạn có thể thêm đường theo ý thích, hoặc dùng mật ong, cỏ ngọt… để kiểm soát lượng calo.

Cách pha chế như sau:

- Cho nước, gừng bào và hỗn hợp gia vị. Đun lửa lớn đến khi sôi, sau đó vặn nhỏ lửa, đun liu riu 15 phút để hỗn hợp này cạn bớt (nước cạn khoảng 1/3).

- Thêm trà (túi lọc hoặc lá trà) vào nồi, thêm sữa, để nhỏ lửa, đậy vung đun vài phút. Sau đó, tắt bếp, hãm trà 5 phút (đậy vung) đến khi đạt được độ đậm đặc ưng ý.

- Thêm chất tạo ngọt theo khẩu vị. Sau đó, lọc trà qua rây. Trà chai thưởng thức khi còn ấm nóng hay uống lạnh đều ngon.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp