Thói quen sử dụng thức uống lành mạnh giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe
Dùng thực phẩm bổ sung chứa curcumin từ nghệ sao cho hiệu quả?
4 thực phẩm người viêm khớp nên bổ sung vào chế độ ăn uống
Triệu chứng của viêm khớp bàn chân bạn cần biết
Chế độ ăn uống cho người bị viêm khớp dạng thấp
Viêm là cơ chế phản ứng của hệ miễn dịch trước các yếu tố gây bệnh, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Thông thường, hiện tượng viêm gây sưng, đau nhức, da đổi màu cùng các triệu chứng khó chịu ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu viêm xảy ra tại các mô khỏe mạnh và kéo dài liên tục, hiện tượng này trở thành viêm mạn tính – nguyên nhân của nhiều bệnh lý như viêm khớp dạng thấp.
Để cải thiện sức khỏe cũng như giảm viêm, bạn có thể tìm tới các thức uống hỗ trợ chống viêm tự nhiên sau đây:
Nước lọc
Theo Tổ chức Viêm khớp Mỹ, nước lọc là thức uống giúp chống viêm hiệu quả cho cơ thể. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ đào thải độc tố hiệu quả, làm trơn các khớp và từ đó giúp giảm hiện tượng viêm.
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dựa trên cân nặng, người từ 19 - 30 tuổi hoạt động thể lực nặng có nhu cầu nước là 40ml/kg trọng lượng, người từ 19 - 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg. Ví dụ, một người 20 tuổi, nặng 50kg, hoạt động thể lực nặng cần bổ sung 2.000ml nước (tức 2l) mỗi ngày.
Trà xanh
Ngoài nước lọc, một thức uống chống viêm nữa nên được thưởng thức thường xuyên là trà xanh. Nghiên cứu cho thấy, người sử dụng chiết xuất trà xanh đều đặn có mức độ protein phản ứng C – một chỉ dấu của hiện tượng viêm – thấp hơn hẳn.
Để hấp thu lợi ích tối ưu từ trà xanh, bạn nên hãm trà với nước nóng trong vài phút. Chỉ nhúng túi lọc trà vào nước nóng không đủ để các hợp chất sinh học tan vào nước trà. Ngoài ra, hạn chế thêm đường vào trà xanh.
Nước ép lựu
Chất chống oxy hóa là một trong những thành phần có khả năng chống viêm hiệu quả, đẩy lùi hiện tượng stress oxy hóa trong cơ thể. Quả lựu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có punicalagin có đặc tính giảm viêm. Punicalagin có trong cả vỏ quả, nên bạn có thể cân nhắc thưởng thức nước ép lựu nguyên quả để cải thiện sức khỏe.
Nếu không phải mùa lựu, bạn có thể uống cà phê, nước ép nho giàu chất chống oxy hóa ở mức điều độ. Nên chọn sản phẩm không chứa đường phụ gia để tránh làm hiện tượng viêm trở nặng.
Đồ uống từ nghệ
Nhắc tới các gia vị chống viêm không thể nào bỏ qua nghệ. Không chỉ giúp tạo nên màu vàng cam đẹp mắt cho món ăn, nghệ còn chứa nhiều chất chống viêm như curcumin. Nghiên cứu cho thấy curcumin có khả năng hỗ trợ cải thiện các vấn đề do viêm khớp.
Nghệ có thể pha thành trà, hoặc dùng để pha chế món sữa nghệ ấm bụng, giúp giảm viêm và cải thiện hệ miễn dịch lúc giao mùa.
Trà gừng
Trà gừng là thức uống lý tưởng cho người không ưa thích trà xanh mà vẫn muốn thưởng thức đồ uống chống viêm. Trong gừng tươi có chứa gingerol – một hợp chất thực phẩm có khả năng giảm viêm. Bạn có thể dùng vài lát gừng tươi, hãm với nước nóng và thêm một chút mật ong cho dễ uống.
Người bệnh tăng huyết áp không nên uống nước gừng thường xuyên. Theo Đông y, gừng có tính ấm nên không dùng cho người có cơ địa mang tính nhiệt, trúng nắng, phụ nữ có thai, viêm loét dạ dày… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà gừng.
Bình luận của bạn