Dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Tăng nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức do ngủ quá nhiều
Nong van tim bằng bóng sống được bao lâu?
Ù một bên tai phải có vấn đề gì không?
Cách kiểm soát cơn thèm ăn trong giai đoạn stress, căng thẳng
Dứa là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon, dễ ăn và rất dễ chế biến. Tuy nhiên, điểm đặc biệt khiến dứa được đánh giá cao hơn cả là ở thành phần dinh dưỡng. Theo bà Cheryl Mussatto, chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám Cotton O’Neil (Mỹ), trong 165 gr dứa tươi có khoảng 82 kcal, 2 gr chất xơ, 169 mg kali, 74 mg vitamin C và cung cấp đến 50% nhu cầu hằng ngày về mangan - một khoáng chất cần thiết cho xương và quá trình chuyển hóa năng lượng.
Dưới đây là 6 lợi ích tuyệt vời từ quả dứa.
Giúp bảo vệ thị lực và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng
Dứa chứa lượng vitamin C dồi dào. Theo một nghiên cứu công bố năm 2019, vitamin C là một trong những dưỡng chất chủ chốt giúp làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và các bệnh khác liên quan đến thị lực. Ăn 165gr dứa mỗi ngày là cách đơn giản để tăng cường sức khỏe mắt, đặc biệt ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh mạn tính
Dứa có màu vàng đặc trưng nhờ chứa beta-caroten - một sắc tố tự nhiên thuộc nhóm chất chống oxy hóa. Beta-caroten giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do, từ đó giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Chất này cũng được chứng minh là có lợi cho hệ miễn dịch, làn da và thị lực. Ngoài ra, beta-caroten giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp mạn tính, đặc biệt ở những người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Hỗ trợ ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch
Kali là khoáng chất thiết yếu giúp điều hòa huyết áp. Trong đó, dứa là một nguồn cung cấp kali tự nhiên, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón

Ăn dứa rất tốt cho tiêu hóa
Dứa chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, kết hợp cùng hàm lượng nước cao giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Ăn dứa đều đặn có thể giúp tăng nhu động ruột, cải thiện khả năng đào thải và từ đó làm giảm nguy cơ táo bón, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Dứa có tác dụng toàn diện đối với hệ tim mạch nhờ sự kết hợp của chất xơ, kali và vitamin C. Chất xơ giúp làm giảm mức cholesterol xấu, trong khi kali giúp ổn định huyết áp. Vitamin C hỗ trợ ngăn chặn tổn thương thành mạch do gốc tự do. Việc bổ sung dứa vào khẩu phần ăn hằng ngày hỗ trợ cải thiện chức năng tim, tăng độ đàn hồi của mạch máu và giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.
Hỗ trợ tiêu hóa protein (chất đạm)
Dứa là một trong số ít loại trái cây chứa bromelain - enzym tiêu hóa có khả năng phân giải protein thành các phân tử nhỏ dễ hấp thu. Đây cũng là lý do dứa thường được dùng để ướp thịt trước khi nấu nhằm làm mềm thớ thịt. Theo bà Mussatto, bromelain không chỉ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn giàu đạm, mà còn góp phần làm giảm viêm và cải thiện quá trình hấp thu dinh dưỡng nói chung.
Lưu ý khi ăn dứa
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế chỉ ra một số lưu ý khi ăn dứa, bao gồm:
- Cắt bỏ kỹ phần mắt dứa: Tránh nguy cơ nhiễm nấm và ngộ độc.
- Không ăn quá nhiều: Dễ gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng, rát lưỡi.
- Không ăn cùng sữa, trứng, củ cải, mực, rau mùi: Gây rối loạn tiêu hóa và các phản ứng bất lợi khác.
- Không ăn nhiều dứa khi đang dùng thuốc: Đặc biệt là kháng sinh, thuốc chống đông máu, an thần, chống trầm cảm.
- Không phù hợp với một số đối tượng: Người bị dị ứng, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, huyết áp cao, cơ địa dễ bốc hỏa nên hạn chế ăn dứa hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Bình luận của bạn