Ai không nên uống protein shake?

Protein shake là chất bổ sung được nhiều người ưa chuộng, nhưng những người có một số vấn đề sức khỏe nên thận trọng

Tiêu chí chọn món ngũ cốc granola lành mạnh

5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

Cách bổ sung protein cho món yến mạch ăn sáng

Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

Bệnh thận

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Food and Drug Administration) định nghĩa thực phẩm bổ sung là các sản phẩm chứa thành phần dinh dưỡng như các vitamin, khoáng chất, acid amin và thảo dược. Protein shake có thể chứa nhiều protein (hay chất đạm) nên có khả năng tăng thêm áp lực cho thận.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ (American Society for Nutrition), đối với người mắc bệnh thận, việc hấp thu quá nhiều protein có thể làm tăng tình trạng bệnh, dẫn đến chức năng thận suy giảm nhanh hơn. Những người bệnh thận nên lưu ý kiểm soát lượng protein nạp vào dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh gan

Tương tự như bệnh thận, bệnh gan có thể làm suy giảm khả năng cơ thể xử lý và phân hủy protein. Bổ sung một lượng lớn protein có thể khiến gan bị quá tải, có khả năng khiến bệnh gan trở nên xấu đi. Bệnh nhân mắc các bệnh về gan nên được bác sĩ tư vấn để xác định lượng protein phù hợp với thể trạng.

Không dung nạp lactose

Người không dung nạp lactose nên chọn loại bột protein nào?

Người không dung nạp lactose nên chọn loại bột protein nào?

Nhiều loại protein shake được làm từ các sản phẩm sữa có chứa lactose. Những người không dung nạp lactose thiếu lactase (enzyme thiết yếu để tiêu hóa lactose), dẫn đến rối loạn tiêu hóa khi ăn uống các sản phẩm từ sữa. Vì vậy, người không dung nạp lactose nên đọc kỹ nhãn khi mua hàng để chọn loại protein shake không chứa lactose và có nguồn gốc từ thực vật.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Một số thành phần thường thấy trong protein shake như lactose, chất làm ngọt nhân tạo và lượng lớn các thành phần FODMAP (carbohydrate chuỗi ngắn mà một số người không thể tiêu hóa được) như inulin, có thể gây ra các triệu chứng ở những người mắc ruột kích thích. Biểu hiện có thể gồm đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Những người mắc IBS nên chọn loại protein shake không chứa tác nhân kích thích, nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để dùng loại phù hợp.

Dị ứng với thành phần

Protein shake có thể chứa nhiều chất có khả năng gây dị ứng với một số người gồm sữa, đậu nành, trứng, các loại hạt và lúa mì. Những người bị dị ứng với các chất này nên kiểm tra cẩn thận danh sách thành phần để tránh phản ứng dị ứng xảy ra có thể từ nhẹ đến nặng.

Bệnh gout

Người bị gout uống bột protein shake được không?

Người bị gout uống bột protein shake được không?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thường ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao có thể lắng đọng ở khớp. Chế độ ăn giàu protein có khả năng làm tăng nồng độ acid uric, gây ra các cơn gout. Do đó, những người bị bệnh gout nên chú ý lượng protein nạp vào.

Bệnh đái tháo đường

Mặc dù protein shake có thể là một phần trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường, nhưng cần xem xét tác động tiềm ẩn đối với lượng đường trong máu. Một số loại protein shake chứa đường bổ sung hoặc các thành phần có chỉ số đường huyết cao khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bệnh nhân đái tháo đường nên chọn các loại ít đường, nhiều chất xơ và theo dõi lượng đường trong máu sau khi sử dụng.

Bệnh tim

Một số loại protein shake có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, đặc biệt là những chất có nguồn gốc động vật. Người bệnh tim hoặc cholesterol cao nên chọn loại protein shake có ít thành phần này và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng