7 nguy cơ lớn về sức khỏe nếu ngồi cả ngày

Ngồi làm việc quá lâu mà không giải lao ảnh hưởng thế nào đến các cơ quan?

Phòng chống viêm tuyến tiền liệt nhờ nếp sinh hoạt tích cực

Tiểu đêm nhiều: Dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt

Ăn khoai tây chiên có thể tăng nguy cơ trầm cảm

5 dấu hiệu phổ biến cảnh báo bệnh Parkinson

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (the American Heart Association), kể từ năm 1950, tỷ lệ những công việc ít vận động (những công việc đòi hỏi thời gian ngồi lâu) đã tăng 83%. Thêm vào đó, các dịch vụ internet, phát trực tuyến khiến nhiều người có thể ngồi từ sáng đến tối.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, sự gia tăng lối sống ít vận động có tác hại sâu sắc đến sức khỏe của chúng ta. Các chuyên gia ước tính: Lười vận động góp phần gây ra 2 triệu ca tử vong mỗi năm, trở thành 1 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới.

Để tìm hiểu cụ thể hơn tác hại của việc ngồi quá nhiều, bạn có thể đọc qua 7 nguy cơ lớn về sức khỏe liên quan đến việc ngồi cả ngày dưới đây:

Tăng cân

Ngồi cả ngày có thể dẫn đến thừa cân và béo phì. Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng cân, vì làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn và giảm lượng calo đốt cháy. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Viện Tim Texas (the Texas Heart Institute Journal) cũng đã phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa lối sống ít vận động và bệnh béo phì.

Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho thấy tại các khu vực của Hoa Kỳ, nơi có tỷ lệ béo phì cao hơn 30% đồng thời cũng là nơi có tỷ lệ người trưởng thành báo cáo không có hoạt động thể chất trong thời gian rảnh rỗi cao hơn 30%.

Đau lưng

Nhiều người bị đau lưng dai dẳng do ngồi quá nhiều

Nhiều người bị đau lưng dai dẳng do ngồi quá nhiều

Ngồi cả ngày có thể làm căng cột sống, cổ, cánh tay và chân, dẫn đến những cơn đau mạn tính. Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến tư thế xấu và đau lưng, đặc biệt nếu bạn không ngồi trên ghế dành cho làm việc hoặc nếu bạn ngồi thõng vai. Điều này là do cột sống được cấu trúc để kéo giãn ra, lúc này cơ thể có thể cung cấp oxy, máu và các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả cho các cơ, đốt sống và đĩa đệm xung quanh. Khi bạn ngồi trên sofa, giường hoặc bề mặt mềm khác trong thời gian dài, các đốt sống cột sống sẽ bị nén lại.

Việc giải lao sau một thời gian dài ngồi có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và sự thoải mái của cơ xương khớp. Bạn nên đứng, vươn vai và đi bộ trong ít nhất 1-2 phút sau mỗi 30 phút ngồi. Việc di chuyển và duỗi người thường xuyên trong ngày sẽ giúp giữ cho các khớp, dây chằng, cơ và gân được thả lỏng, từ đó sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và làm việc hiệu quả hơn.

Bệnh tim

Nghiên cứu cho thấy việc ngồi cả ngày trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ngay cả khi bạn có tập thể dục. Các đối tượng nghiên cứu ngồi từ 10 giờ trở lên mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh tim tăng lên, trong khi những người ngồi trong thời gian ít hơn không có sự gia tăng này.

Điều này có thể là do ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu cao hơn. Thừa cân hoặc béo phì thường liên quan đến lối sống ít vận động cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp, tích tụ chất béo trong động mạch và các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh tim mạch.

Bệnh đái tháo đường

Ngồi quá lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 vì có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (the American Diabetes Association), bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách di chuyển định kỳ trong ngày.

Khuyến nghị người bệnh đái tháo đường nên có vận động ngắn sau mỗi 30 phút ngồi. Một nghiên cứu cho thấy thực hiện 3 phút vận động sau mỗi 30 phút giúp cải thiện lượng đường trong máu ở người lớn mắc đái tháo đường type 2.

Lo âu và trầm cảm

sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng thế nào nếu có thói quen ngồi quá lâu

Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng thế nào nếu có thói quen ngồi quá lâu

Ngồi cả ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Những người có lối sống ít vận động có xu hướng gia tăng mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa trầm cảm với việc ngồi nhiều tăng lên trong giai đoạn phong tỏa do đại dịch COVID-19 cho thấy: Những người giảm vận động cảm thấy trầm cảm, lo âu và cô đơn hơn trong thời gian này. Nghiên cứu cũng cho thấy sức khỏe tinh thần có thể được cải thiện khi hoạt động thể chất tăng lên và giảm thời gian ngồi.

Viêm tuyến tiền liệt

Một tác hại khác ít biết khi ngồi nhiều là tăng nguy cơ viêm tuyến tiền liệt. Với nam giới, ngồi lâu có thể gây hại cho bìu và tuyến tiền liệt, gây áp lực cho cơ quan sinh dục của nam giới.

Suy giảm tuần hoàn

Ngồi cả ngày cũng có thể làm tổn thương hệ tuần hoàn. Đặc biệt, việc gập đầu gối khi ngồi trên ghế có thể khiến máu khó lưu thông bình thường. Khi máu lưu thông kém, các tế bào không nhận được nhiều oxy cần thiết dẫn đến không hoạt động tốt.

Để ngăn ngừa lưu thông máu kém do ngồi quá nhiều, bạn nên vận động nhẹ bằng cách đứng dậy và vươn vai sau mỗi 30 phút ngồi.

 
Nguyễn Thanh (Theo Best Life)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp