- Chuyên đề:
- Mất ngủ
Nói mơ khi ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu cho giấc ngủ ngon
Mách bạn cách để có giấc ngủ ngon hơn
Cách cải thiện giấc ngủ cho người bệnh đa xơ cứng
Ngủ có thể gây nghiện?
Parasomnia là tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra những hành vi bất thường, có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào của giấc ngủ. Một trong số đó là hiện tượng nói mơ khi ngủ còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ của những người xung quanh.
Theo thống kê của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, khoảng 65% dân số đã từng gặp chứng nói mơ khi ngủ ít nhất một lần trong đời. Có người nói chuyện rõ ràng trong giấc mơ, có người lại la hét, thì thầm, hoặc lầm bầm vài câu ngắn. Hiện tượng này nhìn chung vô hại, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những tình trạng rối loạn giấc ngủ khác đáng lo hơn.
Người nói mơ khi ngủ hoàn toàn không nhận thức được hành vi này và không nhớ mình nói gì khi tỉnh giấc. Họ chỉ biết mình nói mơ khi người ngủ cùng giường, hoặc ở những phòng lân cận trong nhà nghe thấy.
Người thường xuyên nói chuyện khi ngủ, đặc biệt khi tuổi tăng cao, hoặc đi kèm các triệu chứng chuyển động chân tay, buồn ngủ vào ban ngày được khuyến nghị đi khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời. Nói chuyện khi ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: Chứng ngưng thở khi ngủ; Bệnh Parkinson; sa sút trí tuệ; động kinh…
Với người nằm chung phòng ngủ với người hay nói mơ, để bảo vệ giấc ngủ của mình, bạn có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng, hoặc tận dụng âm thanh của quạt. Tiếng ồn trắng có thể che lấp phần nào tiếng nói chuyện của người ngủ nói mơ.
Bên cạnh đó, bạn có thể đeo nút bịt tai, hoặc tai nghe có khả năng chống ồn. Nếu các thiết bị này gây khó chịu khi ngủ, hãy cố gắng đi ngủ trước người cùng giường để không bị trằn trọc, khó ngủ.
Những hành vi bất thường trong giấc ngủ xuất hiện rất khó dự đoán. Tuy nhiên, một vài yếu tố dễ kích hoạt hiện tượng nói mơ gồm: Stress căng thẳng; Đồ uống có cồn; Thiếu ngủ; Lịch ngủ bị rối loạn hoặc do thay đổi môi trường ngủ.
Để bảo vệ giấc ngủ cho những người bên cạnh, bạn nên chủ động cải thiện thói quen thức ngủ của mình bằng cách:
- Đi ngủ đúng giờ vào buổi tối và thức dậy vào khung giờ cố định mỗi sáng.
- Ngủ trong môi trường tối, yên tĩnh và mát mẻ.
- Hạn chế dùng các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh trước khi đi ngủ.
- Hạn chế dùng đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều; Tránh ăn quá no và uống rượu trước giờ ngủ.
- Dành thời gian tập thể dục vào ban ngày.
Bình luận của bạn