Nhảy dây - Bí quyết đơn giản cho sức khỏe toàn diện

Nhảy dây là bài tập thể dục quen thuộc và dễ thực hiện

Nhảy dây để cải thiện sức khỏe và vóc dáng

5 bài tập hữu hiệu giúp cải thiện chức năng tim phổi

Đi bộ hay chạy bộ giảm cân tốt hơn?

Đi bộ nhanh hơn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Nhảy dây đã được chứng minh là cải thiện sự cân bằng và phối hợp, cung cấp một thói quen tập luyện đa dạng và được coi là một bài tập toàn thân.

Tập luyện thường xuyên môn thể thao này giúp tăng cường các cơ bắp phần trên cơ thể bao gồm bắp tay, toàn bộ phần giữa của cơ thể (cơ core), lưng, cẳng tay và vai cùng với các cơ bắp phần dưới như bắp chân, gân kheo, cơ mông và cơ đùi. Nó thậm chí còn mang lại lợi ích về hiệu suất nhận thức và sức khỏe tâm thần.

Nhảy dây đòi hỏi hệ thống tim mạch hoạt động khá nhiều nên chúng ta cũng sẽ nhận thấy sự cải thiện về tim mạch, huyết áp và nhịp tim.

Nhảy dây thường được cho là một bài tập tạo ra lực tác động lên khớp và xương của bạn. Tuy nhiên, so với các bài tập cardio khác như chạy bộ, nhảy dây thực sự có tác động thấp hơn. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên khởi động kỹ trước khi tập luyện và thực hiện đúng kỹ thuật để tránh chấn thương.

Nhảy dây có tốt cho tim mạch không?

Nhảy dây không chỉ là một bài tập thú vị, mà còn là một hình thức tập luyện tim mạch tuyệt vời. Theo các chuyên gia, nhảy dây là bài tập tim mạch tuyệt vời. Một số nghiên cứu cho thấy bạn có thể đốt cháy tới 500 calo chỉ trong 30 phút với các kỹ thuật nhảy mạnh mẽ nhất.

Ngoài ra, nhảy dây còn giúp giảm cân hiệu quả, chỉ 6 tuần nhảy dây đã giúp giảm chỉ số BMI. Khi kết hợp với chế độ ăn giảm calo, bạn có thể giảm từ 1,4kg đến 3,2kg trong 8 tuần.

Nhảy dây đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Nhảy dây đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Học nhảy dây cho người mới bắt đầu

Nhiều người muốn tham gia nhảy dây vì những lợi ích tuyệt vời của nó, nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng người mới bắt đầu nên lưu ý một số điều sau đây:

1. Nhảy nhẹ nhàng và thấp: Giữ cho các cú nhảy nhẹ nhàng và sát gần mặt đất.

2. Giữ đầu gối hơi cong: Điều này giúp giảm tác động lên khớp gối.

3. Giữ tay thấp và gần cơ thể: Chỉ di chuyển cổ tay để xoay dây, không sử dụng khuỷu tay hoặc vai.

4. Chọn chiều dài dây phù hợp: Chiều dài dây lý tưởng cho người mới bắt đầu là khoảng 90cm + chiều cao của bạn. Khi bạn đã thành thạo hơn, có thể dùng dây ngắn hơn để tăng tốc độ nhảy.

5. Bắt đầu chậm và tăng dần: Không nên cố gắng nhảy quá nhanh hoặc quá lâu lúc đầu. Hãy bắt đầu với những khoảng thời gian ngắn và tăng dần độ khó theo thời gian.

6. Khởi động và giãn cơ: Luôn khởi động nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút trước khi nhảy dây và giãn cơ toàn thân sau khi tập luyện.

7. Chăm sóc cơ bắp: Tập 20-30 lần nâng gót chân mỗi bên để làm nóng cơ bắp chân. Chú ý hít thở đều trong quá trình tập.

8. Thư giãn và vui vẻ: Nhảy dây là một bài tập thú vị, vì vậy hãy tận hưởng quá trình và đừng quá căng thẳng.

Nhảy dây là một bài tập tuyệt vời cho tim mạch, giảm cân và cải thiện thể lực tổng thể. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu với tốc độ tăng dần và đúng kỹ thuật để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời của bài tập này!

 
Việt An (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp