21 loại gia vị tốt cho sức khỏe trong ngày lễ

Các loại gia vị khô khá đa dạng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

Thêm gia vị vào bữa ăn là một cách đơn giản để tăng cường sức khỏe đường ruột

Lọ đựng gia vị có thể chứa nhiều vi khuẩn nhất trong bếp của bạn

4 loại gia vị tốt cho người bị tăng huyết áp

Infographic: Những loại gia vị, nước sốt bạn nên hạn chế

1. Tiêu Allspice

Tiêu Allspice (hay còn gọi là tiêu Jamaica) là một loại gia vị đơn lẻ được làm từ quả khô của cây Pimenta dioica. Sở dĩ có tên gọi là Allspice bởi nó mang trong mình hương vị giống như sự kết hợp của quế, gừng, đinh hương, nhục đậu khấu và hạt tiêu.

Allspice là một loại gia vị thuộc họ tiêu nên cũng có đặc tính chống viêm tốt.

Allspice là một loại gia vị thuộc họ tiêu nên cũng có đặc tính chống viêm tốt.

Tiêu Allspice có hàm lượng giá trị chất dinh dưỡng rất đa dạng. Trong 100g hạt tiêu chứa khoảng 263 calo, 9g chất béo, 77mg sodium, 1044mg kali, 22g chất xơ và 6g protein. Ngoài ra, chúng còn có những dưỡng chất quan trọng như vitamin A, C, D và B6.

Ở dạng nguyên hạt, tiêu Allspice có thể được thêm vào thịt bò hoặc thịt cừu. Còn ở dạng xay, nó có thể được sử dụng để nêm thịt, súp, món hầm, rau và các món nướng như cách bạn sử dụng nhục đậu khấu, quế hoặc đinh hương (thường sẽ được thêm vào khi bắt đầu quá trình nấu ăn)

2. Húng tây (Basil)

Húng tây là một loại rau thơm có họ hàng gần với húng quế và là họ hàng xa với cây bạc hà. Với đặc trưng tính nóng, vị cay, mùi thơm đặc trưng thì húng tây thường được sử dụng để tạo hương vị cho món ăn. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: chống táo bón, trị cảm sốt, trị ho và long đờm, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư

Mùi thơm đặc trưng của húng tây sẽ giúp các món tôm, gà hay thịt bò xào tăng hương vị đáng kể, lạ miệng đưa cơm trong những ngày lễ.

Lá của húng tây thường trơn, có hình bầu, màu xanh, vị hơi cay cay và có mùi thơm đặc trưng khó cưỡng.

Lá của húng tây thường trơn, có hình bầu, màu xanh, vị hơi cay cay và có mùi thơm đặc trưng khó cưỡng.

3. Bạch đậu khấu

Lợi ích sức khỏe của bạch đậu khấu khá đa dạng như kháng khuẩn, giúp cải thiện hội chứng chuyển hóa, cải thiện sức khỏe răng miệng, bảo vệ gan, chống ung thư… Đây là một trong những loại gia vị khô có vị ngọt nhẹ mà lại nêm nếm được cả trong đồ uống và đồ ăn.

Bạn có thể tìm mua bột bạch đậu khấu trên mạng hay các siêu thị để cho vào cà phê hay kết hợp với một số loại bánh ngọt cũng rất ngon.

Bạch đậu khấu được biết đến như “bà hoàng của gia vị' do có mùi thơm đặc trưng và hương vị ngọt ngào.

Bạch đậu khấu được biết đến như “bà hoàng của gia vị' do có mùi thơm đặc trưng và hương vị ngọt ngào.

4. Rau mùi

Rau mùi hay còn gọi là ngò rí không chỉ là gia vị giúp món ăn đẹp mắt và ngon miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các công dụng tốt cho sức khỏe của rau mùi bao gồm chống viêm khớp, giúp ngủ ngon, cải thiện hệ tiêu hóa… Hơn nữa, rau mùi còn chứa nhiều acid ascorbic (vitamin C) có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol tốt HDL. Nhờ tác dụng này, rau mùi có thể giúp giảm tích tụ cholesterol trong động mạch và ngăn chặn các bệnh về tim mạch.

Rau mùi là một loại thảo mộc thường được dùng để chế biến cùng với món ăn như súp, salad...

Rau mùi là một loại thảo mộc thường được dùng để chế biến cùng với món ăn như súp, salad...

Rau mùi thích hợp với một số món nước như súp bí đỏ, cháo cá, canh bí đao, canh chua, bánh canh… Ngoài ra, bạn còn có thể dùng rau mùi để trang trí một số món chiên xào như đậu bắp xào thịt, cánh gà chiên nước mắm hay cơm chiên.

5. Quế

Quế là một loại gia vị phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn và trong cả các món bánh. Loại gia vị này chứa một hợp chất có nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe gọi là cinnamaldehyde (thành phần chính của vỏ cây quế). Bên cạnh đó, quế còn có các chất chống oxy hóa mạnh giúp bạn chống viêm cũng như giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.

Quế không dừng lại ở một thức quà vặt, mà còn là gia vị đặc trưng trong ẩm thực.

Quế không dừng lại ở một thức quà vặt, mà còn là gia vị đặc trưng trong ẩm thực.

Một tác dụng quan trọng khác của quế là giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Quế có thể làm giảm đường huyết bằng cách làm chậm quá trình phân hủy carb trong đường tiêu hóa và cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể hạ đường huyết lúc đói xuống 10 – 29% ở bệnh nhân tiểu đường. Lượng quế thích hợp để dùng là 1 – 6g mỗi ngày.

6. Đinh hương

Cây đinh hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B, C, D, E, K, canxi, kali, protein, kẽm, folate và đặc biệt giàu chất chống oxy hóa… Đinh Hương gia vị thường được sử dụng trong các món thịt, cà ri và cả những món tráng miệng vì chúng có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng.

Đinh hương chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

Đinh hương chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

Ở Trung Quốc, Nhật Bản, người ta sử dụng nhiều đinh hương trong việc chế biến thành hương liệu. Còn ở Pháp, các đầu bếp thích cho Đinh Hương gia vị vào món súp gà. Ở Anh, đây là gia vị đặc biệt của món salad táo. Còn người Việt Nam lại thích cho loại gia vị này vào trong hũ dưa, tỏi hay cà muối… tạo một mùi vị đặc biệt. 

7. Bột thì là (Cumin)

Bột thì là - là một loại gia vị đặc trưng của ẩm thực Trung Đông. Nó được tạo ra bằng cách xay nhuyễn hạt thì là Ai Cập. Chính vì thế, người ta vẫn hay gọi là bột thì là Ai Cập. Chúng có nguồn gốc ở miền đông Địa Trung Hải tới Trung Ấn.

Bột thì là dùng trong ẩm thực được xay mịn từ hạt thì là Ai Cập.

Bột thì là dùng trong ẩm thực được xay mịn từ hạt thì là Ai Cập.

Bột thì là không chỉ mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn là một loại “thần dược” rất tốt cho sức khỏe. Bột thì là có thể sử dụng để trị các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi… Nó giúp trị bệnh khàn giọng và kích thích vị giác, rất bổ ích cho người biếng ăn. Uống nước pha từ bột thì là giúp giấc ngủ của bạn ngon giấc hơn, phòng chống được chứng cảm lạnh thông thường và giảm cân rất hiệu quả.

Bột thì là được dùng làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau của Ấn, Trung Đông, Địa Trung Hải, châu Phi và cả Mỹ Latin… tạo nên hương vị thơm nồng đặc trưng. Ở Việt Nam, Thái Lan hay Mexico, bột thì là có trong bột ớt hoặc là thành phần quan trọng của các chất tạo màu thực phẩm.

8. Rau thì là

Thì là (hay thìa là) là một loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải. Rau thì là rất giàu chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm lượng đường trong máu,…

Rau thì vừa là thảo mộc vừa là gia vị để tăng hương vị cho món ăn.

Rau thì vừa là thảo mộc vừa là gia vị để tăng hương vị cho món ăn.

Bạn có thể sử dụng thì là tươi như một món trang trí bằng cách rắc nó lên trên salad, nước sốt hoặc sử dụng nó để thêm hương vị cho món cá, thịt cừu,… Bên cạnh đó, thì là khô cũng có thể được sử dụng để thêm hương vị cho món chấm, nước xốt và khoai tây, thịt gà hoặc salad cá ngừ.

9. Tỏi

Các lợi ích sức khỏe của tỏi là nhờ một hợp chất gọi là allicin. Đây cũng là hợp chất giúp tỏi có mùi rất đặc trưng. Tỏi được biết đến với tác dụng hỗ trợ giảm nhẹ một số bệnh như bệnh cảm lạnh. Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống có thể rất có ích. Ngoài ra, tỏi còn có lợi cho sức khỏe của tim. Đối với những người có cholesterol cao, việc bổ sung tỏi có thể giúp giảm lượng cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL khoảng 10 – 15%.

Tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng,...

Tỏi không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng trong việc phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng,...

Các nghiên cứu ở người cũng cho thấy việc bổ sung tỏi có thể giúp giảm đáng kể huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Một nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm huyết áp cũng tương tự với các loại thuốc hạ huyết áp. Bạn có thể dùng tỏi trong một số món chiên xào như cá chiên hay rau xào để món ăn thơm và bổ dưỡng hơn.

10. Gừng

Gừng là một trong các loại gia vị khô phổ biến ở nhiều gia đình và đôi khi cũng được dùng để chữa một số bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dùng 1g gừng hoặc hơn có thể giúp điều trị chứng buồn nôn do ốm nghén, hóa trị và say xe.

Gừng là một trong những gia vị có tính ấm cực tốt cho sức khoẻ, được dùng nhiều trong nấu ăn.

Gừng là một trong những gia vị có tính ấm cực tốt cho sức khoẻ, được dùng nhiều trong nấu ăn.

Bên cạnh đó, gừng còn có đặc tính chống viêm mạnh mẽ và có thể giúp kiểm soát cơn đau. Một nghiên cứu trên các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cho thấy việc dùng 2g chiết xuất gừng mỗi ngày giúp giảm các dấu hiệu viêm đại tràng. Tác dụng này tương tự như khi dùng aspirin.

Hiện bạn có thể tìm mua cả gừng tươi và bột gừng để dùng khi nấu nướng. Bạn có thể dùng gừng để nêm nếm trong một số món ăn hằng ngày như gà kho, thịt kho, ốc hấp, cá hấp hay một số món canh khác.

 
Việt An (Theo Harvard Health Publishing)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng