Nước đậu bắp mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Món ngon đầu tuần: Đậu bắp nhồi tôm chiên
Học cách nấu canh cá hồi đậu bắp cho bữa cơm chiều thêm mát
Bất ngờ với những lợi ích từ quả đậu bắp
Đậu bắp giúp "cậu bé" hết ỉu xìu
1. Giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá
Đậu bắp có chứa cả chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan góp phần tạo nên hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh. Trong đó, chất xơ hoà tan giúp làm chậm quá trình tiêu hoá, hỗ trợ cơ thể hấp thu dưỡng chất còn chất xơ không hoà tan giúp thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi. Đậu bắp còn là loại rau có tính kiềm tự nhiên, giúp trung hòa acid dạ dày và tạo lớp niêm mạc bảo vệ đường tiêu hóa.
2. Cải thiện làn da
Đậu bắp có khả năng cải thiện vẻ ngoài của làn da nhờ hàm lượng vitamin A và C. Vitamin A giúp giảm viêm da, trong khi vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại môi trường và hỗ trợ sản xuất collagen. Ngoài ra, chất nhầy trong đậu bắp có khả năng giữ ẩm, giúp da mềm mại và mịn màng.
3. Giúp điều hoà lượng đường trong máu
Đậu bắp có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Các nhà khoa học cho rằng lợi ích này có thể đến từ việc đậu bắp chứa chất xơ, polysaccharide và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Một nghiên cứu khác trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 cũng cho thấy việc bổ sung đậu bắp trong 8 tuần giúp giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1c, có thể do đậu bắp làm giảm hấp thu đường trong quá trình tiêu hóa.
Đậu bắp cũng cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện kiểm soát đường huyết ở người tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2, đặc biệt khi được sử dụng như một liệu pháp bổ sung trong chế độ ăn uống.
4. Hỗ trợ quản lý cân nặng
Chất xơ và protein trong đậu bắp có thể hỗ trợ giảm cân bằng cách tăng cảm giác no, từ đó hạn chế lượng calo nạp vào và ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể. Bên cạnh đó, việc thay thế đồ uống có đường bằng nước đậu bắp có thể thúc đẩy quá trình hydrat hóa, gián tiếp hỗ trợ trao đổi chất và giảm cân.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nước đậu bắp chỉ là thức uống bổ sung và không giúp giảm cân nếu không kết hợp với các “chiến lược” quản lý cân nặng toàn diện khác như tập thể dục, chế độ ăn kiêng và thói quen ngủ lành mạnh.

Cắt đậu bắp thành từng lát mỏng hoặc thành các miếng vừa phải để chế biến nước đậu bắp.
5. Bảo vệ sức khoẻ tim mạch
Polyphenol được tìm thấy trong đậu bắp là một chất chống oxy hóa, có tiềm năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thông qua việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do mất cân bằng oxy hóa. Ngoài ra, chất nhầy ở đậu bắp có thể liên kết với cholesterol, hỗ trợ đào thải chúng khỏi cơ thể thay vì hấp thu vào máu.
Các dưỡng chất có trong đậu bắp
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 100gr đậu bắp tươi sống có chứa các dưỡng chất sau:
- Calo: 33
- Protein: 1,93gr
- Chất béo: 0,19gr
- Carbohydrate: 7,45gr
- Chất xơ: 3,2gr
- Đường: 1,48gr
- Natri: 7mg
- Calci: 82mg
- Magne: 57mg
- Phospho: 61mg
- Kali: 299mg
- Vitamin C: 23mg
Cách làm nước đậu bắp
1. Rửa sạch, thái nhỏ đậu bắp.
2. Ngâm đậu bắp vào nước và để qua đêm trong tủ lạnh.
3. Lọc bỏ phần đậu bắp chỉ giữ lại nước và uống.
Cần lưu ý, nước đậu bắp có thể có kết cấu đặc hoặc nhớt do chứa chất xơ và các dưỡng chất từ chất nhầy của quả. Mặc dù chưa có khuyến nghị cụ thể về liều lượng nhưng việc bổ sung 1-2 cốc nước đậu bắp vào tổng lượng nước tiêu thụ hàng ngày thường được khuyến khích, thay vì thay thế hoàn toàn nước lọc.
Nước đậu bắp thường khá “lành”. Tuy nhiên, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng đậu bắp hay rối loạn tiêu hóa (do hàm lượng fructose cao có thể gây khó chịu), hoặc sỏi thận (do chứa oxalat).
Ngoài ra, cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị đái tháo đường, vì đậu bắp có thể tương tác với chúng.
Bình luận của bạn