Những chế độ ăn kiêng cực đoan với mục tiêu giảm cân nhanh dễ phản tác dụng
Chuyên gia chia sẻ mẹo giảm cân trong năm mới
5 cách giảm cân khi đang điều trị buồng trứng đa nang
Trà xanh liệu có phải là "bài thuốc giảm cân" tự nhiên hiệu quả?
Mẹ bỉm sữa có nên nhịn ăn gián đoạn?
Dấu hiệu nhận biết chế độ ăn kiêng cực đoan
Theo chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Connie Diekman, nguyên chủ tịch Học viện Dinh dưỡng Mỹ, những chế độ ăn kiêng cực đoan chỉ cho phép bạn ăn một lượng calo rất ít, yêu cầu cắt bỏ hoàn toàn một số nhóm thực phẩm. Đi kèm với đó nhiều nguyên tắc kham khổ, thậm chí là bất thường.
Một vài ví dụ gồm chế độ ăn ít tinh bột/nhiều chất béo, ăn kiêng với bưởi, các chế độ ăn “thanh lọc, thải độc”, ăn thô, ăn kiêng với bắp cải. Những kiểu ăn kiêng này thường hứa hẹn giúp đốt mỡ nhanh, tăng cơ bắp… đánh vào tâm lý cần cải thiện vóc dáng, giảm cân cấp tốc của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không được tư vấn và theo dõi kỹ càng bởi người có chuyên môn y tế, những chế độ ăn kiêng cực đoan trên rất dễ gây hại cho sức khỏe.
Tác hại khi ăn kiêng cực đoan
Đa phần các chế độ ăn kiêng cực đoan đều mất cân bằng về dinh dưỡng, khó có thể duy trì lâu dài. Ban đầu, người thực hiện có thể nhận thấy cân nặng sụt giảm nhanh chóng, nhưng đa phần đến từ tình trạng mất nước và suy giảm lượng glycogen dự trữ, chứ không phải là mỡ thừa như hứa hẹn ban đầu.
Ngoài ra, những nguyên tắc ăn uống kham khổ còn có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe:
Đường huyết thay đổi thất thường
Carbohydrate được phân hủy thành glucose (đường), đi vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Khi bạn cắt giảm calo trong chế độ ăn hoặc kiêng carbohydrate hoàn toàn, cơ thể sẽ mất đi nguồn năng lượng chính đến từ đường và tinh bột. Do đó, bạn có thể nhận thấy cảm giác đói, mệt mỏi khi đường huyết lên xuống thất thường.
Mất cơ bắp
Khi cắt giảm calo quá thấp, cơ thể không được cung cấp đủ protein để xây dựng và duy trì khối cơ bắp. Thiếu hụt calo còn dẫn đến tình trạng phân giải cơ để tạo ra năng lượng.
Tốc độ chuyển hóa suy giảm
Một trong những rủi ro khi thực hiện những chế độ ăn kiêng kham khổ là tốc độ chuyển hóa hay trao đổi chất của cơ thể cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Sụt cân quá nhanh khiến cơ thể mất đi cả cơ bắp, nước lẫn mỡ thừa. Quá trình trao đổi chất vì thế cũng bị đình trệ và khó trở về trạng thái ban đầu. Hậu quả là nhiều người ăn kiêng dễ tăng cân trở lại, tạo nên một vòng tuần hoàn luẩn quẩn.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Cắt giảm một hoặc nhiều nhóm thực phẩm có thể khiến cơ thể thiếu hụt vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết. Hậu quả khi ăn kiêng cực đoan kéo dài có thể kể đến thiếu máu, suy giảm miễn dịch và loãng xương.
Vấn đề tim mạch
Chế độ ăn kiêng cấp tốc có thể gây ra các vấn đề như rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, thậm chí ảnh hưởng đến cơ tim.
Vấn đề tiêu hóa
Ăn uống kham khổ, không đủ chất hoặc bỏ bữa đều có thể gây ra tiêu chảy, buồn nôn, táo bón hoặc chướng bụng.
Rối loạn nội tiết
Những chế độ ăn không lành mạnh có thể gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, kéo theo nguy cơ rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và suy giảm testosterone ở nam giới. Do đó, ăn kiêng cực đoan có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.
Tác động đến sức khỏe tinh thần
Ăn kiêng hoặc giảm cân quá mức có thể khiến cân nặng di dịch, nhưng lại kéo theo nhiều vấn đề về cảm xúc và sức khỏe tinh thần. Những người ăn kiêng thường cảm thấy uể oải, ủ rũ, căng thẳng, chán nản, buồn nôn, mệt mỏi và lo lắng.
Đặc biệt, chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể gây ra hành vi rối loạn ăn uống như bỏ bữa, thúc đẩy mối quan hệ độc hại với việc ăn uống.
Bình luận của bạn