10 dấu hiệu "tố cáo" bạn chưa ngủ đủ giấc

Đâu là những dấu hiệu cơ thể không được ngủ nghỉ đầy đủ?

Tại sao bạn có thể mơ cùng một giấc mơ?

Phương pháp 4-7-8 giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

Người bệnh đái tháo đường bị rối loạn giấc ngủ nguy hiểm thế nào?

Thiếu ngủ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản

Dấu hiệu cơ thể thiếu ngủ

Thời gian ngủ cần thiết để cơ thể sảng khoái và hoạt động tốt tùy thuộc vào từng cá nhân và thay đổi theo từng độ tuổi. Người trưởng thành được khuyến cáo ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm, nhưng ngày càng có tỷ lệ lớn người lớn thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.

Nhiều người không có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ do chủ động chọn ngủ ít để giải trí, học thêm, hoặc làm thêm. Ngoài ra, thiếu ngủ kéo dài có thể là hậu quả của các rối loạn giấc ngủ, khiến họ đi ngủ sớm nhưng vẫn trằn trọc, thao thức, ngủ chập chờn.

Dấu hiệu thiếu ngủ biểu hiện qua bọng mắt, quầng thâm

Dấu hiệu thiếu ngủ biểu hiện qua bọng mắt, quầng thâm

Chia sẻ với CNBC, TS Amy Shah – chuyên gia dinh dưỡngnội tiết cho hay, thay vì đo đếm số giờ ngủ, bạn hãy để cơ thể tự quyết định thời gian cần thiết cho giấc ngủ. Dưới đây là 10 biểu hiện cho thấy giấc ngủ của bạn chưa đáp ứng cả chất lượng và số lượng:

1. Khi lên giường ngủ, bạn mất hơn 30 phút để vào giấc.

2. Bạn hiếm khi nhớ nội dung giấc mơ.

3. Bạn thức dậy vào buổi sáng với cảm giác mệt mỏi.

4. Bạn hay thấy đói, đặc biệt là thèm đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe.

5. Buổi sáng, bạn thường thức dậy muộn hơn giờ hẹn.

6. Trong ngày, đôi lúc bạn thấy buồn ngủ và mệt mỏi.

7. Ban đêm, bạn thức giấc nhiều lần.

8. Bạn thường nằm thao thức về đêm, với nhiều suy nghĩ và lo lắng.

9. Mắt bạn sưng hoặc bị đỏ, hoặc có bọng mắt, quầng thâm vào buổi sáng.

10. Cảm xúc của bạn thất thường và khó kiểm soát: Tức giận, bốc đồng, lo lắng, buồn…

Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ?

Việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc làm chúng ta cảm thấy dễ mệt mỏi, buồn ngủ ban ngày, khó tập trung… giảm hiệu suất học tập và làm việc.

Cũng theo TS Amy Shah, trong khoảng thời gian bận rộn, bà vẫn cố gắng dành ra ít nhất 2 đêm ngủ đủ giấc để cơ thể có thể hoàn thiện một chu kỳ ngủ. Một đêm nghỉ ngơi đầy đủ giúp giảm cảm giác uể oải, cáu gắt khi thức dậy.

Uống cà phê vào cuối ngày có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Uống cà phê vào cuối ngày có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ lâu dài, giảm tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp:

- Đi ngủ và thức giấc mỗi ngày vào cùng khung giờ, ngay cả vào cuối tuần.

- Cắt giảm thực phẩm dễ làm tăng hormone "căng thẳng" cortisol như: Đồ ăn nhiều muối, đường tinh luyện và chất béo bão hòa.

- Hạn chế uống cà phê, đồ uống có cồn và hút thuốc lá sau buổi trưa. Thay vào đó, trước khi ngủ nên uống sữa ấm, trà không chứa caffeine.

- Giữ phòng ngủ mát mẻ, vào mùa Hè có thể tắm cho cơ thể mát mẻ trước khi ngủ.

- Tập thể dục vào buổi sáng, hạn chế tập thể dục quá gần giờ ngủ.

 
Quỳnh Trang (Theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh