Tại sao bạn hay mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi chiều?

13-16h chiều là khoảng thời gian chúng ta thường dễ bị sụt giảm năng lượng nhất

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bị thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên?

3 loại thực phẩm giúp "đánh tan" cơn mệt mỏi

Sáng dậy đau đầu, mệt mỏi do mất ngủ phải làm sao?

Run khi mệt mỏi, hồi hộp hay đói: Làm sao để trị?

Theo GoodDx, công ty chăm sóc sức khỏe của Mỹ, có rất nhiều triệu chứng đi kèm với sự uể oải, sụt giảm năng lượng vào buổi chiều, bao gồm: Mệt mỏi, thay đổi tâm tạng, thèm ăn, căng thẳng, đau đầu, đau bụng, thường xuyên ngáp, thị lực suy giảm... Những tình trạng này khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc của bạn bị giảm xuống một cách đáng kể.

"Thủ phạm" khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi chiều

Có nhiều lý do khiến bạn cảm thấy ít năng lượng hơn vào buổi chiều. Và sẽ dễ dàng hơn để khắc phục khi bạn hiểu được nguyên nhân gây ra nó.

Cơ thể trải qua nhịp sinh học tự nhiên, khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và mệt mỏi trong suốt 24h. Cũng như nhịp điệu này khiến bạn mệt mỏi vào ban đêm, nó cũng khiến bạn buồn ngủ và giảm sự tỉnh táo vào buổi chiều, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 13h đến 16h chiều. Một số lý do khiến mọi người cảm thấy ít năng lượng hơn vào buổi chiều, bao gồm:

- Không ngủ đủ giấc: Khi bạn không ngủ đủ giấc (7-9h/ngày) thường xuyên, điều này sẽ khiến tình trạng mệt mỏi, uể oải vào buổi chiều trở nên tồi tệ hơn.

- Căng thẳng quá mức: Cortisol (thành phần quan trọng giúp cơ thể kiểm soát tình trạng căng thẳng, sợ hãi) hoạt động mạnh khi bạn quá căng thẳng. Điều này khiến bạn cảm thấy kiệt sức và dễ bị ốm hay chấn thương (bong gân hoặc căng cơ). Giảm mức độ căng thẳng sẽ giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng.

- Tăng lượng đường trong máu sau khi ăn trưa: Ăn nhiều carbohydrate và đường trong bữa ăn nhẹ hoặc bữa trưa có thể làm tăng lượng đường trong máu. Điều này kích hoạt giải phóng lượng lớn insulin (một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra) vào máu. Sau đó, lượng đường huyết sẽ giảm mạnh, khiến bạn kiệt sức và đói.

- Mất nước: Một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng mất nước dù nhẹ cũng khiến các tế bào trong cơ thể co lại, bao gồm cả tế bào não. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, giảm trí nhớ ngắn hạn, đau đầu và kém tập trung.

Cách cải thiện tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi chiều

- Ngủ đủ giấc: Hiện nay, vì chạy theo nhịp độ cuộc sống, nỗi lo cơm áo gạo tiền, nhiều người quên đi vấn đề ngủ đủ giấc. Thói quen ngủ trễ dậy sớm chạy đua với công việc là yếu tố chủ yếu khiến bạn luôn uể oải lúc xế chiều. Vì vậy, bạn nên đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7-8h mỗi ngày.

- Ra ngoài thường xuyên hơn: Năng lượng thấp hoặc mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin D. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 10 phút giúp tăng cường sản xuất dưỡng chất này. Bạn hãy thử ăn trưa ở bên ngoài và đi bộ nhanh trong giờ nghỉ ngơi.

- Ăn các bữa ăn cân bằng: Bữa trưa giàu carbohydrate có thể là nguyên nhân khiến bạn buồn ngủ. Chọn một bữa trưa cân bằng với trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ để có thêm năng lượng.

- Ngủ trưa: Một giấc ngủ trưa ngắn (từ 15 đến 30 phút) có thể làm giảm cơn buồn ngủ, tăng khả năng ghi nhớ, giúp bạn tỉnh táo và nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ trưa lâu hơn lại có thể khiến bạn mệt mỏi.

- Tập thể dục: Một trong những cách tốt nhất để tăng cường năng lượng vào buổi chiều là tập luyện. Nếu bạn không có thời gian, hãy thử đi bộ xung quanh văn phòng hoặc vươn vai để máu lưu thông.

Nếu bạn đã áp dụng những cách trên nhưng tình trạng mệt mỏi vào buổi chiều vẫn kéo dài, hãy cân nhắc đến gặp bác sỹ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

 
Lê Tuyết ( Theo GoodDx)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp